Xuất khẩu rơm sang Nhật

Ngày 18/11, lãnh đạo Nông trường Sông Hậu, TP. Cần Thơ đã có buổi làm việc với Hiệp hội Xuất nhập khẩu thịt bò Nhật Bản (JBIX) về dự án hợp tác chế biến rơm xuất khẩu số lượng lớn từ miền Tây sang Nhật Bản làm thức ăn trong ngành chăn nuôi.
Phía JBIX cho biết, họ rất cần nguồn thức ăn chăn nuôi tốt, sạch cho gia súc, đặc biệt là cho đàn bò hơn 4,3 triệu con.
Trong đó, rơm là một trong những nguồn thức ăn được đặc biệt chú ý với nhu cầu khoảng 220.000 tấn/năm (đã qua chế biến).
Với dự án này, JBIX sẽ cung cấp nguồn vốn, máy móc thiết bị cho bên Việt Nam, đồng thời đưa người sang Nông trường Sông Hậu hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo công nhân.
Ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc Nông trường Sông Hậu cho hay, nếu không có gì thay đổi thì ngay sau vụ Đông Xuân 2015-2016, những tấn rơm đầu tiên đã qua chế biến sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Việc tận dụng nguồn nguyên liệu này sẽ giúp sinh lợi cho người nông dân và giảm thiểu tình trạng đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, tháng 7 là thời điểm thích hợp cho việc thả nuôi tôm vụ mùa mới, bởi không chỉ thuận lợi về điều kiện thời tiết, nguồn nước, môi trường, mà dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ tăng trở lại trong những tháng cuối năm. Hiện, tại các địa phương vùng Nam Cà Mau, người nuôi tôm đang khẩn trương việc cải tạo ao, đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, tất bật với các hoạt động thả nuôi, chăm sóc, bảo vệ, hứa hẹn một mùa thắng lợi.

Ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên các sông, hồ, kênh, rạch nội đồng rất phong phú và đa dạng. Song những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã giảm mạnh một cách đáng báo động.

Với điều kiện tương đối thuận lợi, nguồn nước dồi dào, thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã phát huy lợi thế, đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản, tăng thu nhập, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Mới đây, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị sơ kết đề án thí điểm tổ chức “khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” ở TP Tuy Hòa (Phú Yên).

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vừa có thông báo cho phép khai thác một số loài hải đặc sản tại vùng biển Bình Thuận. Theo đó, từ ngày 1/8/2015 đến hết ngày 31/3/2016, các tổ chức, cá nhân được khai thác các loài hải đặc sản bằng nghề lặn gồm sò lông, điệp quạt, dòm nâu, bàn mai, nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận.