Xuất khẩu qua Lào Cai gặp khó

Nông sản xuất khẩu giảm mạnh
Theo thống kê của Sở Công Thương Lào Cai: 9 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu qua các cửa khẩu ở Lào Cai ước tính chỉ đạt 375,7 triệu USD, giảm tới 51,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Còn theo báo cáo của UBND tỉnh Lào Cai, 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gạo qua Lào Cai mới đạt 58,9 triệu USD, giảm khoảng 74,76% so với cùng kỳ 2014; xuất khẩu đường đạt 42,02 triệu USD, giảm 61,52%; xuất khẩu cao su chỉ đạt 32,8 triệu USD, giảm 82,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Nguyên nhân của thực trạng trên do hầu hết mặt hàng chủ lực xuất khẩu qua Lào Cai đều là nông sản xuất tiểu ngạch qua các cửa khẩu phụ và lối mở.
Mặc dù được chính quyền tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rất ủng hộ bởi nhu cầu trao đổi hàng hóa hai bên cần có nhau, nhưng do ảnh hưởng từ chính sách quản lý chung của Trung Quốc (chỉ công nhận trao đổi thương mại biên giới) nên mỗi khi “siết” quản lý thương mại biên giới là hoạt động giao nhận hàng hóa giữa doanh nghiệp hai bên lại gián đoạn, thậm chí “đóng băng”
Ngoài ra, việc nhập khẩu một số nông sản, trong đó có mặt hàng gạo, Trung Quốc áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Nếu nhập ngoài hạn ngạch, phải chịu thuế rất cao nên không doanh nghiệp Trung Quốc nào nhập khẩu gạo Việt Nam theo đường chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế.
Tăng cường giải pháp
Xuất khẩu qua các cửa khẩu phụ ở Lào Cai gặp nhiều khó khăn ngoài việc Trung Quốc “siết” quản lý còn do những nguyên nhân khác.
Đó là cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu phụ, lối mở yếu kém; bến bãi tập kết hàng hóa chật hẹp, thiếu phương tiện bốc xếp… khiến việc vận chuyển, thông quan hàng hóa chậm.
Trong khi đối tác Trung Quốc chủ yếu tranh thủ nhận hàng vào ban đêm, gây nhiều khó khăn cho công tác giám sát, quản lý hàng hóa, người và phương tiện vận chuyển.
Để cải thiện tình hình xuất khẩu trong những tháng cuối năm, UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để triển khai thí điểm xuất khẩu nông sản qua 2 lối mở mới: Na Lốc và Lũng Pô.
Tỉnh Lào Cai cũng đã thành lập tổ tư vấn cho doanh nghiệp về thủ tục xuất khẩu thủy hải sản, tránh tình trạng doanh nghiệp mang hàng hóa lên cửa khẩu không đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác; chỉ đạo các lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục.
Về lâu dài, UBND tỉnh Lào Cai kiến nghị:
Chính phủ nên sửa đổi chính sách về thương mại biên giới, trong đó phân cấp mạnh cho địa phương trong quản lý, điều hành;
Hỗ trợ ngân sách cho địa phương nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống kho, bãi, nhà làm việc liên ngành tại các cửa khẩu, cũng như xây dựng các hạng mục công trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa;
Nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông trọng yếu trên địa bàn phục vụ lưu thông, vận chuyển hàng hóa;
Tổ chức các hội nghị giao lưu, xúc tiến thương mại cấp quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc để tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai bên nắm bắt chính sách và các cơ hội hợp tác thương mại để đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa...
9 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn ước đạt 1.710,3 triệu USD.
Trong đó, xuất khẩu đạt 375,7 triệu USD (giảm 51,5%), nhập khẩu đạt 703,4 triệu USD (tăng 31,8%) so với cùng kỳ 2014.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10/12/2013, tại Việt Nam, Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã tổ chức 1 buổi hội thảo trực tuyến “Hội chứng tôm chết sớm (EMS): Quản lý dịch bệnh gây tôm chết hàng loạt. Hội thảo có phần trình bày của Chủ tịch GAA, Giáo sư George Chamberlain và trả lời hỏi đáp của Giáo sư Donald Lightner từ Đại học Arizona (Hoa Kỳ) về EMS.

Từ năm ngoái cho đến nửa năm nay, giá heo ở mức thấp dưới giá thành, người nuôi lỗ nặng nên nhiều người bỏ trại, giảm đàn mạnh. Tuy nhiên, gần đây, giá heo bắt đầu tăng mạnh, người chăn nuôi đang có mức lãi khá cao. Nhiều người chăn nuôi heo đã mạnh dạn tái đàn, tăng đàn trở lại.

Vào mỗi dịp cuối năm, bà con nông dân trồng mía tím Kim Tân lại tất bật cho việc thu hoạch mía. Những xe tải ra Bắc, vào Nam chở đầy mía tím đủ nói lên thành công của việc phục hồi và phát triển cây trồng hàng hóa của huyện Thạch Thành (Thanh Hoá).

Ngày 18/12, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) tổ chức “Hội thảo tổng kết Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm” do CIDA tài trợ.

Thời điểm này 4 sào cây bí ngồi trồng trên cánh đồng thử nghiệm giống mới của Hàn Quốc tại xã Xuân Sơn, huyện Đông Triều (Quảng Ninh) đang cho thu hoạch. Toàn bộ diện tích này đều xanh mướt; đặc biệt quả bí mọc từ trong thân cây, xen kẽ các nhánh lá láng mịn, xanh non trông bắt mắt.