Xuất Khẩu Ớt Trở Lại Thị Trường EU

Ông Mai Xuân Thìn, giám đốc Công ty TNHH Rồng Đỏ (TP.HCM), cho biết đơn vị này vừa xuất khẩu một đơn hàng ớt tươi sang châu Âu bằng đường máy bay sau sáu tháng tạm ngưng.
Đây là một trong năm loại rau của VN gồm húng quế, cần tây, ngò gai, khổ qua và ớt (các loại) mà Cục Bảo vệ thực vật tạm ngưng cấp phép xuất khẩu sang EU kể từ ngày 7-5 vừa qua.
Theo ông Thìn, ngay sau khi nhận được thông tin tạm ngưng xuất khẩu, Rồng Đỏ đã phối hợp với Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, Cục Bảo vệ thực vật xây dựng mô hình trồng thử nghiệm ớt trong nhà lưới để cách ly côn trùng và kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất bảo vệ thực vật. Sau các đợt kiểm tra trong thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật đã tạm cấp hai mã số đầu tiên cho Công ty Rồng Đỏ để xuất khẩu sang EU.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương sụt giảm, giá cá thấp khiến ngư dân lỗ nặng, khó khăn trong việc vươn khơi bám biển

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 530 hộ nuôi cá tra thương phẩm, tăng 6 hộ so với cùng kỳ 2014. Trong đó, số hộ nuôi cá thể chiếm 57,74% số hộ nuôi của toàn tỉnh. Vùng nuôi của doanh nghiệp chiếm trên 74% diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 1.319 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương giống cá tra đáp ứng yêu cầu nuôi thương phẩm trên địa bàn và một số địa phương vùng ĐBSCL.

6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn thị xã đưa vào nuôi thả 420 triệu con giống thủy sản và hàng trăm triệu giống nhuyễn thể trên tổng diện tích 7.129,8ha, trong đó 6.400ha nuôi nước lợ, 800ha nuôi nước ngọt, 300ha diện tích nuôi hầu, hà sú, 121ha nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Trị đã có gần 20 ha/950 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính và có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm...

Những năm gần đây, tỉnh Tuyên Quang có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản. Những kết quả đạt được về nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.