Xuất khẩu nông sản chủ lực tiếp tục sụt giảm mạnh

8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu ba mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam là cà phê, cao su, gạo liên tục trong tình trạng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Cà phê là mặt hàng có sự sụt giảm mạnh nhất cả về lượng và giá trị
Theo Bộ NN & PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 8 năm 2015 ước đạt 2,38 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 8 tháng đầu năm 2015 lên 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,18 tỷ USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm rất mạnh ở các mặt hàng cà phê (33,1%), cao su (10,2%) và gạo 13,1%.
Theo đó, xuất khẩu cà phê trong 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 87 nghìn tấn với giá trị đạt 175 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 874 nghìn tấn với tổng giá trị 1,79 tỷ USD, giảm 32,7% về khối lượng và giảm 33,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu năm 2015 ở 10 thị trường chính của Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm 2014.
Cao su là mặt hàng xuất khẩu có sự tăng về khối lượng nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm trong 8 tháng đầu năm. Theo đó, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su 8 tháng đầu năm đạt 632 nghìn tấn, với giá trị đạt 922 triệu USD tăng 11,2% về khối lượng nhưng giảm 10,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2015 đạt 1.462 USD/tấn, giảm 20,19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt hàng có mức kim ngạch xuất khẩu sụt giảm đứng thứ ba là mặt hàng gạo. 8 tháng đầu năm, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 4,09 triệu tấn với 1,76 tỷ USD, giảm 8,6% về khối lượng và giảm 13,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, giá gạo bình quân xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm cũng giảm 5,33% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2015 với 35,21% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này 7 tháng đầu năm giảm 7,2% về khối lượng và 12,46% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú nhất là thị trường Malaysia có sự tăng trưởng đột biến trong 7 tháng đầu năm với mức tăng 95,96% về khối lượng và tăng 74,22% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu, hạt điều là mặt hàng duy nhất có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm. Theo đó, khối lượng xuất khẩu điều 8 tháng đầu năm 2015 đạt 214 nghìn tấn với 1,55 tỷ USD, tăng 8,4% về khối lượng và tăng 22% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2015 đạt 7.274 USD/tấn, tăng 12,94% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 36,55%, 12,43% và 11,95% tổng giá trị xuất khẩu.
Theo Bộ NN & PTNT, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ tác động tới nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có cao su. Giá cao su nguyên liệu trong tháng 8 giảm mạnh, với giá mủ loại 32 độ/kg tại Bình Phước hiện được thu mua với giá là 6.720 đồng/kg, giảm so với mức 7.040 đồng/kg hồi đầu tháng 8.
Giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Đồng Nai, Gia Lai, Bình Dương cũng đồng loạt giảm mạnh. Cụ thể, giá cao su SVR3L giảm 2.400 đồng/kg, từ mức 16.200 đồng/kg (31/7) xuống còn 23.800 đồng/kg (21/8); cao su SVR10 giảm 2.000 đồng/kg, từ mức 21.600 đồng/kg xuống còn 19.600 đồng/kg.
Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, kim ngạch nhập khẩu toàn ngành nông nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 15,33 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, 8 tháng đầu năm 2015 ngành nông nghiệp xuất siêu 3,98 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm

Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.

Cần chọn vùng đất thích nghi để quy hoạch thành vùng chuyên canh. Chọn cây giống có phẩm chất cao, sạch bệnh. Chú ý sử dụng cây giống đầu dòng làm mắt ghép và khai thác ưu thế của gốc ghép khỏe để giúp cây mới dễ ra hoa, đậu trái, tăng khả năng kháng sâu bệnh và chống chịu tốt với môi trường.

Thời điểm này, hơn 4 nghìn ha vải thiều sớm tập trung ở Lục Ngạn, Tân Yên, Lục Nam, Yên Thế (Bắc Giang) chuẩn bị cho thu hoạch.

Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã triển khai xây dựng thành công mô hình trồng bí xanh Tre Việt tại xã Thạch Châu cho thu nhập 140 triệu đồng/ha, với hiệu quả kinh tế gấp 4-5 so với trồng lạc, lúa.

Nhưng chưa khi nào giá các loại nông hải sản đồng loạt rớt như trong tháng 5 đến giờ. Tôm nuôi đang bán với giá xấp xỉ với giá thành, loại 100 con/kg là 105.000 đồng, mức giá bị rơi vào thế tuột dốc, nếu so sánh với giá tôm cùng loại của vụ trước (130.000 - 140.000 đồng/kg).