Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản Giảm 1,9%

Theo số liệu thống kê của Bộ NN & PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 2 năm 2015 ước đạt 1,78 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 2 tháng đầu năm 2015 lên 4,177 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,87 tỷ USD, giảm 5,3%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 907 triệu USD, giảm 9,4%, giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1.046 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số các mặt hàng nông sản thì mặt hàng gạo và cà phê tiếp tục là những mặt hàng có sự tụt giảm cả về lượng và giá trị. Theo đó, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 2 năm 2015 ước đạt 200 nghìn tấn với giá trị 90 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2015 ước đạt 526 nghìn tấn và 243 triệu USD, giảm 33,1% về lượng và giảm 34% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng cà phê xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 242 nghìn tấn và 511 triệu USD, giảm 25% về khối lượng và giảm 16,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Chè và hạt tiêu là hai mặt hàng nông sản có sự sụt giảm khối lượng nhưng giá trị xuất khẩu gia tăng. Theo đó, mặt hàng xuất khẩu chè tháng 2 năm 2015 ước đạt 6 nghìn tấn với giá trị đạt 10 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè hai tháng đầu năm 2015 ước đạt 16 nghìn tấn với giá trị đạt 28 triệu USD, giảm 3,3% về khối lượng nhưng tăng 5,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng 1 năm 2015, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan- thị trường lớn nhất của Việt Nam tăng 50,71% về khối lượng và tăng 57,91% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Khối lượng xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu 2 tháng đầu năm 2015 đạt 22 nghìn tấn với giá trị 199 triệu USD, giảm 8,7% về khối lượng nhưng tăng 24% về giá trị.
Hạt điều là mặt hàng nông sản xuất khẩu duy nhất trong tháng 2 năm 2015 có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị. Theo đó, khối lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2015 đạt 36 nghìn tấn với 261 triệu USD, tăng 14,2% về lượng và tăng 36,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 27,8%, 24,24% và 8,96% tổng giá trị xuất khẩu.
Cũng theo Bộ NN & PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông lâm thủy sản trong tháng 2 năm 2015 ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, hai tháng đầu năm 2015, ngành nông nghiệp xuất siêu 0,977 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài thế mạnh về cây lúa và phát triển ngành thủy sản nước ngọt, Đồng Tháp còn có vùng chuyên canh cây ăn trái lớn với diện tích hơn 25 ngàn ha với các loại cây trồng chủ lực như: xoài, nhãn và cây có múi.

Thanh long bán tại vườn ở tỉnh Bình Thuận liên tục rớt giá do một lượng lớn xuất khẩu sang Trung Quốc bị ùn ứ. Những ngày qua, thanh long bán tại vườn ở tỉnh Bình Thuận liên tục rớt giá. Nguyên nhân được xác định là do một lượng lớn hàng thanh long xuất khẩu bị ùn ứ không thể bán sang Trung Quốc.

Nước Mỹ đã “mở cửa” để vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) vào thị trường là tín hiệu vui với những người trồng vải. Hiện nay, ngành chức năng và người dân vùng vải đang tập trung chăm sóc vải thiều, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường Mỹ vốn khắt khe và khó tính.

Hiện tại, tổng diện tích cây thanh long của huyện Bảo Thắng (Lào Cai) hơn 19 ha, chủ yếu là thanh long ruột đỏ.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất canh tác, năm 2014, Hội Nông dân (HND) xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã xây dựng mô hình “Dân vận khéo” vận động cán bộ, hội viên và nhân dân trồng chuối già cấy mô. Qua gần 1 năm thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, lợi nhuận cao gấp 3 lần so với trồng lúa trên cùng diện tích đất canh tác.