Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản 10 Tháng Đạt Gần 25,5 Tỉ USD

XK nông lâm thủy sản tháng 10/2014 ước đạt 2,28 tỉ USD, 10 tháng đạt 25,39 tỉ USD- tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố kết quả thực hiện kế hoạch 10 tháng năm 2014 của ngành. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10/2014 ước đạt 2,28 tỉ USD. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước đạt 25,39 tỉ USD; tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 12,25 tỉ USD; tăng 11,5%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,48 tỉ USD; tăng 19,9%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,24 tỉ USD; tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước.
Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính đã đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD bao gồm: gạo, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, cao su…
Trong 10 tháng năm 2014, xuất khẩu cà phê đạt kim ngạch cao nhất trong số các mặt hàng nông sản, với khối lượng 1,49 triệu tấn và giá trị 3,1 tỷ USD, tăng 37,1% về khối lượng và tăng 33,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Tiếp theo là hạt điều với khối lượng 257 nghìn tấn và kim ngạch đạt 1,68 tỷ USD, tăng 20,5% về khối lượng và tăng 24,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Điều đáng chú ý là, trong 10 tháng qua, xuất khẩu hạt tiêu đã có bước tăng trưởng ấn tượng với khối lượng khoảng 145 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1,1 tỷ USD; tăng 18,5% về lượng và tăng 35,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng năm 2014 ước đạt 5,68 triệu tấn và giá trị đạt 2,59 tỉ USD; giảm 2,7% về khối lượng nhưng lại tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. So với mức giảm 1,6% về giá trị trong 9 tháng đầu năm, mức tăng giá trị xuất khẩu gạo 10 tháng là một tín hiệu tích cực. Các thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc (chiếm 32,48%), Philipines (22,06%); Malaysia (7,07%); Gana (5,76%) và Singapore (3,19%).
Trong khi đó, xuất khẩu cao su 10 tháng đạt khối lượng 843 nghìn tấn và giá trị đạt 1,45 tỷ USD, tăng 1,3% về khối lượng nhưng lại giảm 25,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là hai thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, nhưng lại có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, Trung Quốc giảm 8,65% về khối lượng và giảm 31,41% về giá trị; Malaysia giảm 11,57% về khối lượng và giảm 38,23%v về giá trị
Cùng giảm nhẹ 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu chè 10 tháng đạt 186 triệu USD; xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 901 triệu USD; giảm 04% về giá trị so với cùng kỳ 2013.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi ba ba rất nhẹ vốn đầu tư. Đối với chi phí 1.000 ba ba giống, đào ao, thức ăn… chỉ khoảng 50 triệu đồng

Nhằm nắm sát tình hình thực tiễn, tăng cường mọi mặt công tác chỉ đạo điều hành, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ngày 11/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị giao ban về tình hình nuôi trồng thủy sản tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Đến dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng.

Do thời tiết nắng nóng, ngày 10.6, hơn 20.000 con cá nuôi của ông Nguyễn Ngọc Tỉnh, tại hồ Xuân Sơn, xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân đã bị chết. Số cá này, ông Tỉnh thả nuôi từ đầu năm 2015, gồm cá rô phi, mè, trắm cỏ, đang chuẩn bị thu hoạch.

Tin từ Phòng NN&PTNT huyện Châu Đức cho biết, tính đến nay trên địa bàn huyện có 1.073ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tăng 443ha so với năm 2010.

Tăng cường mọi mặt công tác chỉ đạo, điều hành; đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất trên lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là trong tình trạng giá tôm xuống thấp, giá vật tư đầu vào cao, dẫn đến người nuôi tôm không có lãi; con giống kém chất lượng... là những vấn đề "nóng" người nuôi tôm đặt ra tại hội nghị giao ban nuôi trồng thuỷ sản được Sở NN&PTNT tổ chức tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau) ngày 11/6.