Xuất khẩu là yếu tố then chốt quyết định sản xuất cá tra nửa đầu năm 2015

Nửa đầu năm 2015, sản lượng thu hoạch cá tra của ĐBSCL ước đạt 533.500 tấn, đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ NN và PTNT, mặc dù diện tích nuôi giảm nhưng nhờ chủ động được sản xuất, tìm kiếm đẩy mạnh thị trường mới nên một số tỉnh, sản lượng thu hoạch cá tra lại tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Tiền Giang sản lượng đạt 19.950 tấn (tăng 18,9%); Cần Thơ đạt 59.200 tấn (tăng 3,8%); Đồng Tháp đạt 180.200 tấn (tăng 2%).
Theo Bộ NN và PTNT, năm 2015, thị trường xuất khẩu vẫn là yếu tố then chốt tác động đến quyết định của người nuôi cá tra. Trong khi cá tra trên thị trường Mỹ vẫn phải chịu thuế chống bán phá giá 1 USD/kg, thì thị trường Nga lại có dấu hiệu tốt hơn với thuế suất 0% sau khi hiệp định thương mại Việt Nam và liên minh kinh tế Á – Âu được ký kết. Tuy nhiên, để đáp ứng những đòi hỏi về VS ATTP của các thị trường xuất khẩu đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ hơn giữa người nuôi và các nhà máy chế biến tạo nên chuỗi sản xuất khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Yêu cầu này tác động làm thay đổi phương thức tổ chức sản xuất từ nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn và thâm canh sâu hơn.
Tính đến nay, nhu cầu NK cá tra chưa có dấu hiệu tích cực hơn ở 3 thị trường NK lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico, Điều này ảnh hưởng đến hoạt động chế biến, kinh doanh và XK của DN. Nhu cầu không cao khiến nhà máy không thể tăng hơn công suất chế biến. Đây cũng là một lý do lớn ảnh hưởng đến giá cá tra nguyên liệu giảm.
Trong tháng 6, thị trường cá tra nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL tiếp tục ảm đạm trong những ngày đầu tháng, các nhà máy gần như không tìm mua cá nguyên liệu cho chế biến. Nhu cầu cá tra nguyên liệu kích cỡ dưới 1kg/con ở mức thấp, hầu như các doanh nghiệp không tìm mua vào nên không hình thành giá thị trường. Trong khi đó, các công ty lại đang đẩy mạnh tìm mua cá tra nguyên liệu có kích cỡ từ 1kg/con trở lên với mức giá 20.000 giảm 20.500 đ/kg nhằm phục vụ nhu cầu gia tăng từ các thị trường Á giảm Âu sau khi tham gia ký kết hiệp định FTA với Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 20-12, Bộ NN-PTNT phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và UBND tỉnh Kiên Giang, tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư và thúc đẩy phát triển thủy hải sản ĐBSCL.

Trong những năm qua, nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ giúp ngư dân ven biển có cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản hiện nay đang gặp khó khăn, nuôi trồng thủy sản bất ổn do tình hình dịch bệnh nên kinh tế ở các địa phương ven biển phát triển không bền vững. Để tạo điều kiện phát triển kinh tế biển, ngư dân rất cần được hỗ trợ.

Chưa kịp nguôi nỗi đau mất hơn 28.200 con gia súc gia cầm (GSGC) do trận lũ hồi giữa tháng 11 gây ra, thì hiện giờ, người chăn nuôi lại phập phồng lo sợ dịch bệnh tấn công khi đang gắng gượng tái đàn.

Chúng tôi trở lại Lý Sơn (Quảng Ngãi) trong những ngày bà con nông dân ở đây làm đất xuống giống vụ hành, tỏi đông xuân. Đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp những lo toan của người dân nơi đây, nào là mưa bão, chuẩn bị cho mùa biển mới, nguồn đất, cát cho vụ hành, tỏi đông xuân…

Chiếm gần 20% diện tích cây ăn quả của cả nước, cây có múi đang góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.