Xuất Khẩu Khoai Mì Mơ Về Mốc 2 Tỉ Đô La

Hiện sản phẩm từ sắn (khoai mì) và tinh bột khoai mì của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn thế giới và đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường khó tính. Vì thế, nếu có chiến lược đúng đắn, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp này có thể đạt 2 tỉ đô la Mỹ.
Hiệp hội Sắn Việt Nam đã đưa ra thông tin và dự báo trên vào ngày 19-6 khi hiệp hội được thành lập và tiến hành thông qua điều lệ hoạt động.
Theo ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam, hiện thị trường xuất khẩu khoai mì và sản phẩm từ khoai mì của Việt Nam chủ yếu là các thị trường châu Á, trong đó, các thị trường chính bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc….
Tuy nhiên, với hơn 100/300 nhà máy chế biến tinh bột khoai mì đạt tiêu chuẩn quốc tế và nếu Việt Nam mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu có thể đạt được 2 tỉ đô la Mỹ/năm.
Hiện Việt Nam có 560.000 héc ta trồng khoai mì các loại, tổng sản lượng đạt gần 9,4 triệu tấn/năm. Theo đó, ngoài việc dùng để đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, phần còn lại làm nguyên liệu dùng cung cấp cho 6 nhà máy sản xuất ethanol để sản xuất xăng sinh học đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Theo đề án phát triển nguyên liệu ethanol sinh học, đến năm 2015, Việt Nam cần 750 triệu lít ethanol, (E10- tỷ lệ 10% ethanol có trong xăng) tương đương 4,2 triệu tấn khoai mì tươi, để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất và vận tải của cả nước.
Tuy nhiên, do khó khăn kinh tế nên một số nhà máy sản xuất ethanol vẫn chưa đi vào hoạt động, một số khác càng sản xuất càng lỗ nên sản phẩm khoai mì lát, tinh bột hiện chủ yếu xuất khẩu sang thị trường châu Á.
Ông Lạng cho biết, do một số nhà máy sản xuất ethanol chưa đi vào hoạt động hoặc mới hoạt động, nhu cầu sử dụng khoai mì để sản xuất ethanol không nhiều nên doanh nghiệp buộc phải tìm đơn hàng xuất khẩu và nhiều cơ hội vẫn đang mở ra cho họ.
"Hiện nhu cầu tiêu thụ khoai mì và sản phẩm từ khoai mì còn rất lớn nên các doanh nghiệp không sợ thiếu đơn hàng để xuất khẩu", ông Lạng nói.
Hiện Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu khoai mì và sản phẩm từ khoai mì chỉ sau Thái Lan.
Năm 2012, Việt Nam xuất hơn 4,2 triệu tấn khoai mì và sản phẩm từ khoai mì với giá trị thu về là 1,35 tỉ đô la mỹ, tăng hơn 57% về lượng và gần 41% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan…
Trong 5 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã xuất khẩu 1,88 triệu tấn khoai mì và sản phẩn từ khoai mì với giá trị 587 triệu đô la Mỹ, giảm 21% về lượng và hơn 16% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Theo Tổng cục Hải qua hiện có ba mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ đô la tính đến hết ngày 15-5 là thủy sản với gần 2 tỉ đô la Mỹ, cà phê gần 1,4 tỉ đô la Mỹ và gạo là hơn 1,12 tỉ đô la Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè 2014 của UBND huyện Tiền Hải (Thái Bình), các địa phương đã tiến hành nạo vét kênh mương và cải tạo diện tích ao đầm để thả giống, các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống đã cung ứng giống kịp thời cho người nuôi, đảm bảo kịp thời vụ.

So với các loại hình chăn nuôi khác, chăn nuôi thủy cầm dường như đang lép vế hơn nhiều, cơ cấu chỉ chiếm chưa đến 20% trong tổng đàn gia cầm. Vì vậy, cần có thêm những giải pháp để chăn nuôi thủy cầm có bước đi vững chắc hơn.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã nêu lên những bất cập của hệ thống đê bao kiên cố vùng đầu nguồn lũ đã tác động mạnh đến các vùng hạ nguồn. Cụ thể là tình trạng ngập úng cục bộ liên tục xảy ra với mức độ gia tăng theo từng năm ở các đô thị hạ nguồn ĐBSCL. Việc hệ thống đê bao kiên cố đã khai thác sản xuất lúa một cách triệt để, có nơi 2 năm/7 vụ, dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.

Hy vọng, việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho quả dừa Ninh Đa được triển khai thuận lợi để quả dừa không bị tư thương ép giá, sản phẩm tiêu thụ nhanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

UBND xã Phú Thuận (An Giang) cho biết, nông dân trên địa bàn đã thả nuôi 19 triệu con giống, trên diện tích gần 160 héc-ta, trong đó khoảng 10 héc-ta tôm toàn đực.