Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Khoai Mì Mơ Về Mốc 2 Tỉ Đô La

Xuất Khẩu Khoai Mì Mơ Về Mốc 2 Tỉ Đô La
Ngày đăng: 24/06/2013

Hiện sản phẩm từ sắn (khoai mì) và tinh bột khoai mì của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn thế giới và đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường khó tính. Vì thế, nếu có chiến lược đúng đắn, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp này có thể đạt 2 tỉ đô la Mỹ.

Hiệp hội Sắn Việt Nam đã đưa ra thông tin và dự báo trên vào ngày 19-6 khi hiệp hội được thành lập và tiến hành thông qua điều lệ hoạt động.

Theo ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam, hiện thị trường xuất khẩu khoai mì và sản phẩm từ khoai mì của Việt Nam chủ yếu là các thị trường châu Á, trong đó, các thị trường chính bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc….

Tuy nhiên, với hơn 100/300 nhà máy chế biến tinh bột khoai mì đạt tiêu chuẩn quốc tế và nếu Việt Nam mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu có thể đạt được 2 tỉ đô la Mỹ/năm.

Hiện Việt Nam có 560.000 héc ta trồng khoai mì các loại, tổng sản lượng đạt gần 9,4 triệu tấn/năm. Theo đó, ngoài việc dùng để đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, phần còn lại làm nguyên liệu dùng cung cấp cho 6 nhà máy sản xuất ethanol để sản xuất xăng sinh học đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Theo đề án phát triển nguyên liệu ethanol sinh học, đến năm 2015, Việt Nam cần 750 triệu lít ethanol, (E10- tỷ lệ 10% ethanol có trong xăng) tương đương 4,2 triệu tấn khoai mì tươi, để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất và vận tải của cả nước.

Tuy nhiên, do khó khăn kinh tế nên một số nhà máy sản xuất ethanol vẫn chưa đi vào hoạt động, một số khác càng sản xuất càng lỗ nên sản phẩm khoai mì lát, tinh bột hiện chủ yếu xuất khẩu sang thị trường châu Á.

Ông Lạng cho biết, do một số nhà máy sản xuất ethanol chưa đi vào hoạt động hoặc mới hoạt động, nhu cầu sử dụng khoai mì để sản xuất ethanol không nhiều nên doanh nghiệp buộc phải tìm đơn hàng xuất khẩu và nhiều cơ hội vẫn đang mở ra cho họ.

"Hiện nhu cầu tiêu thụ khoai mì và sản phẩm từ khoai mì còn rất lớn nên các doanh nghiệp không sợ thiếu đơn hàng để xuất khẩu", ông Lạng nói.

Hiện Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu khoai mì và sản phẩm từ khoai mì chỉ sau Thái Lan.

Năm 2012, Việt Nam xuất hơn 4,2 triệu tấn khoai mì và sản phẩm từ khoai mì với giá trị thu về là 1,35 tỉ đô la mỹ, tăng hơn 57% về lượng và gần 41% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan…

Trong 5 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã xuất khẩu 1,88 triệu tấn khoai mì và sản phẩn từ khoai mì với giá trị 587 triệu đô la Mỹ, giảm 21% về lượng và hơn 16% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

Theo Tổng cục Hải qua hiện có ba mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ đô la tính đến hết ngày 15-5 là thủy sản với gần 2 tỉ đô la Mỹ, cà phê gần 1,4 tỉ đô la Mỹ và gạo là hơn 1,12 tỉ đô la Mỹ


Có thể bạn quan tâm

Kiếm trăm triệu mỗi năm từ cây bóng mát Kiếm trăm triệu mỗi năm từ cây bóng mát

Đã gần 20 năm nay, địa chỉ “Huy Veo” ở thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) chuyên cung cấp cây bóng mát, cây công trình của ông Nguyễn Văn Veo trở nên thân quen đối với nhiều cơ quan, đơn vị, các khu du lịch trong vùng.

05/06/2015
Người trồng rau VietGAP được hỗ trợ thế nào? Người trồng rau VietGAP được hỗ trợ thế nào?

Anh Nguyễn Văn Toàn (Hà Giang) hỏi: Đề nghị cho biết chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở trồng rau an toàn tiêu chuẩn VietGAP?

05/06/2015
Giống lúa TBR 225 hấp dẫn nhà nông Giống lúa TBR 225 hấp dẫn nhà nông

Có mặt trên cánh đồng thôn Phú Mỹ (xã Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày cuối tháng 5, các đại biểu và bà con nông dân tham gia hội thảo đánh giá chất lượng TBR 225 đều vui mừng vì đã tìm ra được giống lúa có chất lượng gạo ngon và năng suất rất cao.

05/06/2015
Một số ý kiến về tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta Một số ý kiến về tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta

Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, ngành nông nghiệp đang ra sức tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

05/06/2015
Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.

05/06/2015