Xuất Khẩu Hạt Tiêu Sắp Vượt Mốc Một Tỷ USD

7 tháng, Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu đạt 862 triệu USD, dẫn đầu thế giới về sản lượng cũng như giá trị.
Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), 7 tháng, khối lượng xuất khẩu tiêu đạt 119.000 tấn, tương đương 862 triệu USD, tăng gần 29% về số lượng và 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
4 thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Singapore, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Ấn Độ. Hiện, hạt tiêu Việt Nam chiếm 50% thị phần của thị trường toàn cầu.
Lý giải giá trị xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh so với cùng kỳ, VPA cho hay, nguyên nhân chủ yếu là giá tiêu trên thị trường thế giới tăng mạnh, trung bình giá tiêu đen 6.885 USD một tấn, tăng khoảng 707 USD so với cùng kỳ năm ngoái. Còn tiêu trắng giá năm nay 9.716 USD, tăng 851 USD một tấn so với cùng kỳ.
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có sản lượng và năng suất hồ tiêu vào loại cao nhất thế giới. Cho nên, các doanh nghiệp Việt có thể chào mức giá thấp nhất trên thế giới. Cụ thể, giá bán tiêu của Việt Nam thấp hơn so với Ấn Độ khoảng 3.000 USD một tấn, đồng thời, thấp hơn nhiều so với các quốc gia xuất khẩu khác. Đó chính là điều kiện thuận lợi khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đứng đầu thế giới.
Theo dự đoán của VPA, Việt Nam sẽ xuất khẩu vượt mức kỷ lục là hơn một tỷ USD trong năm nay, với khoảng 140.000 tấn hồ tiêu. Hiện, sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam đã xuất khẩu đi hơn 90 nước và vùng lãnh thổ.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi áp dụng cách thức chăn nuôi mới theo mô hình an toàn sinh học, đến nay, huyện Phú Tân (An Giang) đã có 140 hộ tham gia. Với lợi ích thiết thực, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa tận dụng được năng lượng biogas để sử dụng trong sinh hoạt, mô hình chăn nuôi mang lợi ích kép này đã được nông dân đánh giá rất cao.

Ngày 24.6, huyện An Lão (Bình Định) đã tổ chức tổng kết mô hình trồng khảo nghiệm 0,5ha chanh dây tại thôn 1, xã An Toàn. Đây là mô hình được đầu tư từ nguồn vốn KHCN huyện năm 2012.

Đến xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hỏi ông Đào Ư thì ai cũng biết bởi ông là nông dân sản xuất giỏi của xã nhiều năm liền nhờ trồng ngô (bắp) lai.

Theo chủ trương vừa được Bộ NNPTNT công bố, sẽ có khoảng 200.000ha đất lúa được chuyển đổi sang trồng ngô, đỗ tương, nhằm giải cơn “khát” nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.

Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn.