Xuất Khẩu Gỗ Không Lo Thiếu Đơn Hàng

9 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu (XK) gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 4,5 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2013. Tại hầu hết các thị trường kim ngạch XK gỗ và các sản phẩm gỗ đều tăng, trong đó Hoa Kỳ và Nhật Bản có mức tăng trưởng cao nhất, lần lượt là 14,41% và 23,71% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), với tốc độ phát triển bình quân 2 chữ số liên tục nhiều năm (năm 2013 là 19% với 5,7 tỷ USD), dự kiến năm 2014 sẽ là 6,5 tỷ USD. Ngành chế biến XK gỗ Việt Nam đang dần về đích.
Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch VIFORES - cho biết, tới thời điểm này các DN đều có hợp đồng hết năm 2014, nhiều đơn vị đang đàm phán đơn hàng cho năm 2015. 3 tháng cuối năm là cao điểm làm hàng XK của ngành gỗ khi DN phải làm việc liên tục, hết công suất để kịp giao những đơn hàng đã ký với các đối tác. Dự kiến đến hết năm 2014, kim ngạch XK ngành gỗ sẽ chạm đích 6,5 tỷ USD.
Giám đốc một DN gỗ tại Bình Định cho hay, hiện nay sản phẩm đồ gỗ ngoài trời XK đã có phần khởi sắc hơn so với năm 2013, tính chung 9 tháng đầu năm doanh thu của công ty đã tăng trưởng vài chục phần trăm so với cùng kỳ. Ngoài các khách hàng cũ đã có ở châu Âu, hiện công ty đang ký thỏa thuận hợp tác để XK sang thị trường Mỹ. Để đáp ứng các đơn hàng, công ty đang lên phương án mở rộng, nâng công suất của nhà máy.
Dù đạt kết quả khả quan nhưng theo nhiều DN, so với những năm trước thì lợi nhuận và giá trị gia tăng của ngành gỗ không cao do chi phí đầu vào tăng, nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ chủ yếu là nhập khẩu, giá trị gia tăng sản phẩm XK thấp. DN XK phải nhập nguyên liệu với giá thành cao và phải gánh rất nhiều loại phí. Trong đó, riêng phí tàu biển, với mỗi container hàng xuất đi DN sẽ phải chi ra 100 USD tiền phí. Ngoài ra, còn phí đường bộ, phí kiểm dịch…
VIFORES đã khuyến cáo các DN nên tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước, giảm nhập khẩu gỗ, tính toán lại dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất lao động, xây dựng quá trình làm việc hiệu quả và tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng điện.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, người tiêu dùng thường lo ngại về an toàn thực phẩm và mong muốn có thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm cá Tra xuất khẩu, dự án “Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành nông nghiệp và PTNT" (MESMARD-2) đã hỗ trợ Tổng cục Thủy sản xây dựng một ứng dụng phần mềm trên cơ sở nền tảng CSDL báo cáo tiến độ cá tra trước đây.

Bộ NN & PTNT đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt hơn 80% số hộ nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, cho đến nay, việc áp dụng VietGAP tại hộ nuôi thủy sản đang gặp nhiều khó khăn.

Những năm gần đây, mô hình nuôi lươn không bùn trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang rất phổ biến, đa dạng... Đây là một mô hình nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các mô hình khác.

Ngày 18/8, Trạm khuyến nông Quỳ Hợp (Nghệ An) đã tổ chức cấp phát cá giống cho đồng bào 2 xã nghèo vùng sâu, vùng xa là Liên Hợp và Châu Lộc.

Tuần lễ Thủy hải sản bền vững 2015 được WWF Việt Nam phát động lần đầu tiên từ 14 - 24/8/2015 nhằm giới thiệu xu hướng sử dụng thuỷ hải sản sạch, an toàn và thân thiện với môi trường với thông điệp “Ăn đúng kiểu - Hiểu đúng nguồn”. Tuần lễ Thủy hải sản bền vững khuyến khích người tiêu dùng Việt hòa cùng cộng đồng quốc tế hỗ trợ sự phát triển của các sản phẩm đến từ nguồn có trách nhiệm.