Xuất Khẩu Gạo Thơm Tăng Trên 36%

Trong khi xuất khẩu gạo cấp trung bình (15% tấm) và gạo chất lượng cao (5% tấm) đang giảm mạnh do tác động từ các thị trường nhập khẩu, thì gạo thơm vẫn đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng, tăng trên 36% so với cùng kỳ.
Báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết tính đến cuối tháng 8-2014, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp hội viên đạt trên 4,2 triệu tấn, trị giá FOB đạt trên 1,8 tỉ đô la Mỹ, giảm lần lượt gần 9,2% về lượng và trên 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA, tính đến cuối tháng 8- 2014, doanh nghiệp hội viên của họ đã xuất được 800.000 tấn gạo thơm các loại, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Bảy, từ đầu năm đến nay, số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo thơm đã ký đạt khoảng 1,2 triệu tấn. “Như vậy, trừ đi số lượng đã giao, từ nay đến cuối năm, còn ít nhất 400.000 tấn gạo thơm chờ giao cho đối tác”, ông cho biết.
Xuất khẩu gạo thơm tăng mạnh là do các doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác những thị trường có nhu cầu cao về chủng loại gạo này như Trung Quốc, Philippines, Hồng Kông, Mỹ…
“Doanh nghiệp chúng tôi cũng đã chuyển toàn bộ sang xuất gạo thơm, gạo chất lượng cao rồi và từ đầu năm đến nay chưa xuất một hạt gạo chất lượng thấp nào cả”, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An (Cần Thơ) cho biết.
Về giá xuất khẩu, theo một số doanh nghiệp bán gạo thơm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), từ đầu năm đến nay giá bán luôn dao động ở mức cao và hiện gạo thơm Jasmines đang được chào bán ở mức 580-590 đô la Mỹ/tấn.
Có thể bạn quan tâm

Bằng mô hình sản xuất đa canh kết hợp (lúa + vườn + ao + chuồng), bà Nguyễn Thị The (ngụ ấp Vĩnh Thắng, xã Vĩnh Khánh) thu bạc tỷ mỗi năm, khiến bạn nhà nông bắt chước làm theo. Điều đáng nể hơn, sản xuất từ vùng kinh tế mới giúp bà giàu có, trở thành “Nông dân giỏi” của huyện Thoại Sơn và tỉnh An Giang nhiều năm liền.

Vụ đông xuân vừa qua, nông dân hai xã Dak Nuê và Dak Niêng (huyện Lak, Đắk Lắk) đã gieo trồng giống ngô NK67 được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Syngenta và do Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang cung cấp. Nhưng sau gần 4 tháng gieo trồng, đến khi thu hoạch loại ngô này không cho hạt, gây thiệt hại cho nhiều gia đình.

Đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia quy hoạch diện tích vùng nguyên liệu thông qua cánh đồng lớn, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất ổn trong hợp tác sản xuất lúa giữa các bên trong mô hình mới này.

Dự án có quy mô chăn nuôi 200 con bò sữa và 300 con dê bách thảo với tổng vốn gần 33,4 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ nay đến tháng 10.2043.

Huyện Mộc Châu là địa bàn có nhiều nông sản nổi tiếng vùng Tây Bắc. Trong đó, nhiều loại sản phẩm đã chiếm lĩnh cả thị trường nước ngoài như: Chè, sữa Mộc Châu, cải dầu, hoa ly, hoa lan…