Xuất Khẩu Gạo Thơm Tăng Trên 36%

Trong khi xuất khẩu gạo cấp trung bình (15% tấm) và gạo chất lượng cao (5% tấm) đang giảm mạnh do tác động từ các thị trường nhập khẩu, thì gạo thơm vẫn đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng, tăng trên 36% so với cùng kỳ.
Báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết tính đến cuối tháng 8-2014, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp hội viên đạt trên 4,2 triệu tấn, trị giá FOB đạt trên 1,8 tỉ đô la Mỹ, giảm lần lượt gần 9,2% về lượng và trên 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA, tính đến cuối tháng 8- 2014, doanh nghiệp hội viên của họ đã xuất được 800.000 tấn gạo thơm các loại, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Bảy, từ đầu năm đến nay, số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo thơm đã ký đạt khoảng 1,2 triệu tấn. “Như vậy, trừ đi số lượng đã giao, từ nay đến cuối năm, còn ít nhất 400.000 tấn gạo thơm chờ giao cho đối tác”, ông cho biết.
Xuất khẩu gạo thơm tăng mạnh là do các doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác những thị trường có nhu cầu cao về chủng loại gạo này như Trung Quốc, Philippines, Hồng Kông, Mỹ…
“Doanh nghiệp chúng tôi cũng đã chuyển toàn bộ sang xuất gạo thơm, gạo chất lượng cao rồi và từ đầu năm đến nay chưa xuất một hạt gạo chất lượng thấp nào cả”, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An (Cần Thơ) cho biết.
Về giá xuất khẩu, theo một số doanh nghiệp bán gạo thơm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), từ đầu năm đến nay giá bán luôn dao động ở mức cao và hiện gạo thơm Jasmines đang được chào bán ở mức 580-590 đô la Mỹ/tấn.
Có thể bạn quan tâm

Bông lài dùng ướp trà, tạo hương vị thơm ngon hơn cho trà và được đông đảo “tín đồ trà” ưa thích. Mặc dù đây không phải là cây chủ lực trong thực hiện chuyển đổi cây trồng của địa phương nhưng chính cây bông lài cũng đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Khmer ở Trà Vinh.

Nhiều tiểu thương cho biết do mưa bão nên nông dân thu hoạch không đồng đều dẫn đến nguồn cung rau có lá không ổn định khiến thị trường bán lẻ tăng giá. Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng rau củ Đà Lạt cũng bị thiếu hụt và ảnh hưởng giá vận chuyển có xu hướng tăng đã khiến thị trường rau củ tiếp tục tăng giá nhẹ.

Những cơn mưa trong khoảng thời gian từ một tháng trở lại đây khiến người trồng mì trong tỉnh Tây Ninh phải một phen lao đao. Ruộng mì ngập nước, củ mì dần úng thối, có cây nhổ lên chỉ còn trơ bộ rễ.

Hành tím là đặc sản của Sóc Trăng, vụ năm nay xuống giống 6.200 ha, sản lượng 110.000 tấn, đều tăng so với vụ trước. Trong lúc, thị trường chưa mở rộng, kỹ thuật bảo quản vẫn lạc hậu nên đã hai tháng kết thúc mùa vụ, hành tồn đọng đang hư và nếu kéo dài sẽ phải đổ bỏ.

Nhờ chú trọng chọn giống chất lượng, cùng với việc xử lý đầm nuôi đúng quy trình kỹ thuật, tình hình dịch bệnh tôm nuôi ít diễn ra. Đặc biệt là giá tôm nguyên liệu trên thị trường ổn định đã giúp nông dân tăng thu nhập, tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.