Xuất khẩu gạo sẽ tăng vào cuối năm

Trao đổi với TBKTSG Online bên lề hội thảo “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng lúa gạo, vật tư nông nghiệp và vật tư thủy sản” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm nay 25-9, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khẳng định:
“Xuất khẩu gạo những tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016 sẽ tốt hơn”.
Giải thích cho nhận định này, theo ông Năng, đối với hợp đồng 750.000 tấn Philippines mở thầu mua hôm 17-9-2015 (trong đó Việt Nam giành được 450.000 tấn), quốc gia này quyết định nhập từ nay đến hết năm 2015 là 250.000 tấn (bao gồm cả Thái Lan), “nhưng nếu năng lực của Việt Nam tốt, có thể đưa hàng sang sớm hơn, như vậy lượng xuất khẩu có thể nhiều hơn, giá cả thị trường sẽ tương đối tốt”, ông nhận định.
Một tín hiệu khác, theo ông Năng, sau chuyến đi của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thị trường xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng đã được “khơi thông”, “cho nên từ này đến cuối năm, thị trường này có lẽ sẽ được khôi phục và thoát ra khỏi tình trạng trầm lắng như những tháng đầu năm nay”, ông nói.
Ngoài ra có khả năng Indonesia cũng sẽ nhập gạo để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt trong nước.
Như vậy, khối lượng gạo xuất khẩu năm 2015 có thể vẫn đạt mục tiêu kế hoạch, tức sẽ đạt khoảng trên 6 triệu tấn, dù trước đó có dự báo cả năm sẽ sụt giảm mạnh.
Về kết quả xuất khẩu những tháng đầu năm 2015, VFA dẫn số liệu thống kê cho thấy tính đến cuối tháng 8-2015, xuất khẩu gạo chính ngạch của doanh nghiệp cả nước (bao gồm cả doanh nghiệp ngoài VFA) đạt hơn 4 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nếu tính cả lượng gạo tiểu ngạch xuất sang Trung Quốc, đến cuối tháng 8-2015, xuất khẩu cả nước đạt khoảng 5 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

“Chuyển giao kỹ thuật nuôi thâm canh bò giai đoạn bú sữa và sau cai sữa” là mô hình nằm trong phạm vi hợp phần Dự án cạnh tranh nông nghiệp Gia Lai. Sau 6 tháng triển khai tại xã Kông Yang (huyện Kông Chro - Gia Lai), dự án đã kết thúc và cho thấy những kết quả khá tích cực.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt quyết định hỗ trợ đầu tư cho nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập và đạt mục tiêu xây dựng 60.000 ha vùng lúa chất lượng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ hơn 12 tỉ đồng cho nông dân trong tỉnh trồng lúa chất lượng cao và sản xuất lúa giống nguyên chủng, giống xác nhận trong vụ hè thu 2013 theo quyết định này.

Sáng 22-5, ông Bùi Thế Sinh – Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) cho biết, còn hàng nghìn tấn ngao (nghêu) đã đến vụ thu hoạch đang bị ứ đọng, không có thương lái thu mua.

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.

Trà Vinh là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn ở ĐBSCL. Từ thế mạnh này, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng ngay từ đầu vụ khiến cho một số hộ nuôi tôm phải “lâm nợ”. Mặc dù hiện nay lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo sát sao và có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại, nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi, giá nhiên liệu tăng, người nuôi tôm thiếu vốn, việc đầu tư vụ nuôi mới càng khó khăn hơn.