Chi Cục Thủy Sản Hỗ Trợ Mỹ Lộc Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Đồng Ở Vĩnh Long

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.
Với mục tiêu phát triển và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giống bằng phương pháp bán nhân tạo và nuôi lươn thương phẩm cho người sản xuất để chủ động sản xuất con giống cung cấp cho người nuôi nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, góp phần phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững, trong năm 2013, Chi cục Thủy sản đã hỗ trợ xây dựng 2 mô hình sản xuất giống (24m2/mô hình) và 12 mô hình nuôi thương phẩm (40 m2/mô hình).
Đặc biệt là để hỗ trợ các xã điểm xây dựng nông thôn mới có điều kiện thực hiện đạt các chỉ tiêu về thu nhập, dự án đã triển khai ở xã Mỹ Lộc (thuộc 9 xã điểm NTM ưu tiên năm 2013) 7 mô hình và xã Song Phú 5 mô hình (thuộc 22 xã điểm nông thôn mới).
Qua lớp tập huấn, nông dân sẽ học được kỹ thuật sản xuất lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo; trực tiếp thực hành các kỹ thuật từ khâu làm bể bạt, cách xử lý đất, trải đất vào bể, chọn lựa lươn bố mẹ đến kỹ thuật vớt trứng, ấp trứng và chăm sóc lươn bột; và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm cũng như cách phòng trị một số bệnh thường gặp trên lươn.
Thông qua dự án, giúp người nuôi nâng cao hiệu quả tài chính trên diện tích đất sản xuất của mình và chủ động nguồn giống cung ứng cho nuôi để giảm áp lực cho nghề khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, xâm hại nguồn lợi tự nhiên và gián tiếp góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và chính quyền 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã cùng ngồi lại với nhau tìm cách giúp ngư dân vươn khơi đánh bắt

Thấy việc chăn nuôi bò lai đầu ra ổn định, mức độ rủi ro thấp, lại dễ nuôi, dịch bệnh ít xảy ra, vốn ban đầu có thể chấp nhận được, đầu năm 2014, ông Đức chọn nuôi bò cái lai sinh sản để phát triển kinh tế gia đình. Với số vốn ban đầu 39 triệu đồng, ông Đức mua 1 con cái chửa, 1 con cái lai có con kèm theo.

Công ty của Trung Quốc có tên Công ty TNHH Tong Wei (Chengdu) Aquatic Produc bị coi là đơn vị đã xuất khẩu loại sản phẩm cá tầm đông lạnh nhưng có các chất độc hại và chất bị cấm trong sản phẩm.

Gần đây, nhắc đến những nông sản nổi tiếng của vùng đất Tiền Giang, người tiêu dùng thường tấm tắc khen giống gà ta Gò Công – đặc sản của miền quê biển thị xã Gò Công. Đây là giống gà lai có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống gà khác đặc biệt là thịt thơm ngon, được thị trường phía Nam hết sức ưa chuộng.

Tính đến ngày 3/7/2014, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thu hoạch được trên 2.476 tấn cá lóc, hơn 26.019 tấn cá tra, 1,6 tấn ếch, 5,2 tấn lươn và hơn 1.057 tấn tôm cá các loại.