Xuất khẩu gạo sang Châu phi, Trung Đông tăng mạnh

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi trong 7 tháng đầu năm đã đạt 525.896 tấn gạo, chiếm 15,93% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, tăng 52,03% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường xuất khẩu lớn nhất là Ghana, đạt 205.255 tấn, trị giá 104.971.270 USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2014; Bờ Biển Ngà (Cote d’Ivoire) đạt 158.532 tấn, kim ngạch 69.850.700 USD, tăng 62%; Nam Phi, đạt 25.868 tấn, kim ngạch 10.030.884 USD, tăng 6%; An-giê-ri đạt 23.375 tấn, trị giá 9.280.125, tăng 69%; Senegal đạt 1.155 tấn, kim ngạch 703.019, tăng 5%. Riêng xuất khẩu sang Ăng-gô-la chỉ đạt 6.816 tấn, kim ngạch 3.362.705 USD, giảm 22%.
Nguyên nhân xuất khẩu gạo sang châu Phi tăng mạnh là do giá bán gạo rẻ hơn so với các đối thủ Thái Lan, Ấn Độ. Mặt khác, gạo thơm và gạo chất lượng cao đang được xuất khẩu ngày càng nhiều vào thị trường châu Phi thay vì chỉ tập trung vào gạo trắng thường như trước đây.
Tại khu vực Trung Đông, xuất khẩu gạo sang Các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) cũng đạt 21.419 tấn, kim ngạch 12.167.852USD, tăng 37%.
Có thể bạn quan tâm

Từ vốn đầu tư ban đầu là 250 triệu đồng để bắt đầu mô hình nuôi tôm năm 2011 đến nay anh Vũ Văn Của(Thái Thụy) đã lãi ròng trên 4,5 tỷ đồng/năm.

Nhờ trồng cam, nhiều hộ gia đình ở Bản Nghĩa Hưng (xã Mường Cơi, Phù Yên, Sơn La) đã thoát nghèo, kinh tế phát triển, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.

Mô hình nuôi cá bống tượng trong ao đất để bán giống kết hợp nuôi cá hô, mỗi năm ông Ngô Hữu Phước (Vĩnh Long) thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Mô hình nuôi cá chình với nguồn vốn 6 tỷ đồng của ông Lê Quảng Cao ở thị trấn Sịa (Quảng Điền) sắp cho thu hoạch, dự kiến vụ đầu tiên lãi 1 tỷ đồng.

Tận dụng mùa nước lũ ở miền Tây, anh Nguyễn Quốc Hiếu nuôi cá heo nước ngọt và ngay năm đầu tiên đã thu lãi hàng trăm triệu đồng.