Xuất khẩu gạo sang Châu phi, Trung Đông tăng mạnh

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi trong 7 tháng đầu năm đã đạt 525.896 tấn gạo, chiếm 15,93% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, tăng 52,03% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường xuất khẩu lớn nhất là Ghana, đạt 205.255 tấn, trị giá 104.971.270 USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2014; Bờ Biển Ngà (Cote d’Ivoire) đạt 158.532 tấn, kim ngạch 69.850.700 USD, tăng 62%; Nam Phi, đạt 25.868 tấn, kim ngạch 10.030.884 USD, tăng 6%; An-giê-ri đạt 23.375 tấn, trị giá 9.280.125, tăng 69%; Senegal đạt 1.155 tấn, kim ngạch 703.019, tăng 5%. Riêng xuất khẩu sang Ăng-gô-la chỉ đạt 6.816 tấn, kim ngạch 3.362.705 USD, giảm 22%.
Nguyên nhân xuất khẩu gạo sang châu Phi tăng mạnh là do giá bán gạo rẻ hơn so với các đối thủ Thái Lan, Ấn Độ. Mặt khác, gạo thơm và gạo chất lượng cao đang được xuất khẩu ngày càng nhiều vào thị trường châu Phi thay vì chỉ tập trung vào gạo trắng thường như trước đây.
Tại khu vực Trung Đông, xuất khẩu gạo sang Các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) cũng đạt 21.419 tấn, kim ngạch 12.167.852USD, tăng 37%.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24/10, tại xã Thung Nai (huyện Cao Phong, Hòa Bình), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT Hòa Bình tổ chức thả cá giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng hồ Hòa Bình.

Tỉnh Tiền Giang có tổng đàn gia súc (heo, trâu, bò) khoảng 674.000 con và khoảng 7,1 triệu con gia cầm. Để giải quyết triệt để bài toán ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi thì giải pháp xây dựng, lắp đặt hầm biogas là tối ưu nhất.

Giống đu đủ ruột vàng F1 Sinta và Carinosa do Cty TNHH East-West seed (Hai mũi tên đỏ) cung cấp với đặc điểm ăn ngon, thịt chắc, đang được thị trường ưa chuộng và bán được giá cao.

ST20 mang nhiều đặc điểm nổi trội của các giống tham gia tổ hợp lai như có mùi thơm; hạt gạo trong, cơm dẻo, vị ngọt; hàm lượng đạm cao ( ≥ 10%) lớn hơn gấp rưỡi gạo thường.

Thực hiện xây dựng NTM trong giai đoạn 2011-2015, Bình Định đã gắn kết chặt chẽ với việc đổi mới trong SXNN.