Xuất khẩu gạo mở rộng thêm thị trường mới

Ông Phan Văn Chinh- Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)- cho biết, theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc, chỉ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mới được thực hiện việc chứng nhận khử trùng cho các sản phẩm gạo XK của Việt Nam sang Trung Quốc.
Mới đây, do VFC tái cơ cấu, chuyển đổi thành công ty cổ phần, phía Trung Quốc không chấp nhận giấy chứng nhận khử trùng của VFC. Thời gian qua, Cục Xuất nhập khẩu và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có nhiều buổi làm việc với phía Trung Quốc nhằm tránh tình trạng gián đoạn XK gạo sang nước này nhưng chưa nhận được phản hồi tích cực.
Về phía các địa phương, ông Dương Nghĩa Hiệp- Phó giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ- chia sẻ, gạo và thủy sản là mặt hàng quan trọng nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch XK các sản phẩm này tăng trưởng xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Dương Nghĩa Hiệp, thông tin Trung Quốc không chấp nhận giấy chứng nhận khử trùng của VFC đang gây nên nhiều lo ngại trong cộng đồng các DN XK tại Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt khi vụ hè thu sắp đến.
Để tháo gỡ khó khăn cho XK gạo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, Bộ Công Thương sẽ sớm làm việc với Cục Bảo vệ thực vật và các đơn vị liên quan để tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc nhằm tìm ra giải pháp tiếp tục XK gạo sang thị trường này.
Vấn đề mở rộng thị trường XK gạo được đặt ra cấp thiết. Bà Mai Thị Ánh Tuyết- Giám đốc Sở Công Thương An Giang- đề xuất: Thời gian tới, bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn cho XK gạo sang Trung Quốc, đề nghị Bộ Công Thương xem xét, hỗ trợ cho DN các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mở rộng sang các khu vực thị trường mới, có tiềm năng như châu Phi, Tây Nam Á, Nga... Đặc biệt, cần phát huy hơn nữa vai trò của tham tán thương mại trong việc hỗ trợ các địa phương gắn kết DN với hệ thống phân phối ở các nước có nhu cầu nhằm tiêu thụ những sản phẩm Việt Nam có thế mạnh.
Đồng ý kiến với bà Mai Thị Ánh Tuyết, ông Dương Nghĩa Hiệp cho biết, thời gian qua, một đoàn tham tán thương mại đã đến Cần Thơ làm việc để tìm hiểu thị trường, trong đó có tham tán ở nhiều thị trường mới. Trước tình hình XK gạo đang khó khăn, cần nhiều hơn những buổi tiếp xúc như vậy để giúp tham tán và DN trao đổi, chia sẻ thông tin, đa dạng hóa thị trường XK, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống.
Có thể bạn quan tâm

Nguồn thanh long đưa về hai chợ đầu mối này chủ yếu là của Bình Thuận, Long An và Tiền Giang, sau đó chuyển đi tiêu thụ ở các chợ nội thành hay khu vực lân cận. Còn tại Hà Nội, hiện cũng có hai chợ đầu mối gồm Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam (Khu đô thị Đền Lừ) và chợ đầu mối Long Biên.

Theo định hướng hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tỉnh ta xác định cơ giới hóa sản xuất là một trong những khâu then chốt, nhằm giảm chi phí sản xuất, giải quyết một phần tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp lúc mùa vụ và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Ông Phan Thanh Sơn, ấp Quý Thạnh, xã Tân Hội (TX. Cai Lậy) được người dân nơi đây biết đến bởi sự cần cù, siêng năng, chịu khó. Từ 2 bàn tay trắng, đến nay ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, nhờ mô hình nuôi gà nòi thả vườn.

Đến cuối tháng 9-2014, Tiền Giang đã thu hoạch được trên 73.000 ha/77.000 lúa hè thu. Năng suất bình quân 50,9 tạ/ ha, tăng hơn 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước và sản lượng đạt trên 372.000 tấn lúa . Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các huyện trong vùng ngập lũ khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu còn lại, không để thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Sau thời gian hoành hành, dịch cúm A/H5N1 tạm lắng thì mới đây, gia cầm lại bị phát hiện nhiễm loại vi rút cực độc cúm A/H5N6, trong khi Cục Thú y cũng chưa xác định được loại vắc xin phù hợp để phòng cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm… Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y tích cực triển khai.