Xuất khẩu gạo mậu biên tại Myanmar vẫn diễn ra bất chấp lệnh cấm

Myanmar tạm thời dừng xuất khẩu gạo từ tuần đầu của tháng 8 đến giữa tháng 9 do hơn 15% diện tích trồng lúa, khoảng 400.000 ha, bị hư hại do lũ lụt.
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo tiểu ngạch qua cửa khẩu biên giới Muse, bang phía bắc Shan, vẫn tiếp diễn. Do tình trạng này, giá gạo tại Muse đã tăng thêm 1.500 kyat (1,16 USD)/bao so với tại thị trường Mandalay.
Tổng thư ký Liên đoàn Lúa gạo Myanmar (MRF) đảm bảo rằng lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ được dỡ bỏ vào ngày 15/9 như kế hoạch. MRF cũng hạ dự báo xuất khẩu gạo của nước này xuống khoảng 1,5 triệu tấn trong năm 2015.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu chính của gạo Myanmar, nhưng phần lớn được xuất qua các cửa khẩu biên giới.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng lúa của Myanmar niên vụ 2015-2016 đạt 20 triệu tấn (12,8 triệu tấn gạo) và xuất khẩu đạt 2,2 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: “Việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện là một cách khai thác phản khoa học, phá hủy sinh cảnh lâu dài, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản. Hệ quả của việc đánh bắt đó là phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được môi trường thủy sinh”.

Việc nuôi vịt trong hồ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì nước trong hồ Dầu Tiếng không chỉ dùng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp mà còn là nguồn nước tiêu dùng cho TP.Tây Ninh và một phần TP.Hồ Chí Minh.

Nhằm cung cấp thêm nguồn nguyên liệu sữa tươi cho các nhà máy của Vinamilk, cũng như nâng cao chất lượng đàn bò sữa, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk phấn đấu năm 2015 nhập khẩu thêm khoảng 900 con bò sữa về trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận (Như Thanh), nâng quy mô đàn bò vắt sữa của trang trại lên hơn 2.000 con.

Từ tháng 10.2014 đến nay, giá heo ở Hoài Ân (Bình Định) bắt đầu sụt giảm nghiêm trọng. Hiện giá heo loại đẹp, nạc nhiều, trọng lượng từ 60kg - 70kg/con chỉ còn 42 ngàn đồng đến 43 ngàn đồng/kg; heo từ 80kg đến 1 tạ/con chỉ bán được với giá từ 34 ngàn đồng đến 35 ngàn đồng/kg.

Yên Thành hàng năm cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn sản phẩm nấm tươi và nấm khô các loại. Nhờ có nhiều cơ chế chính sách trong hỗ trợ về giống, cơ sở vật chất, chuyển giao tiến bộ KHKT, đến nay trên địa bàn 24 xã ở Yên Thành đã có hơn 80 hộ duy trì sản xuất, trong đó có 2 trang trại có quy mô, có lò hấp thanh trùng và 15 gia trại.