Xuất khẩu gạo mậu biên tại Myanmar vẫn diễn ra bất chấp lệnh cấm

Myanmar tạm thời dừng xuất khẩu gạo từ tuần đầu của tháng 8 đến giữa tháng 9 do hơn 15% diện tích trồng lúa, khoảng 400.000 ha, bị hư hại do lũ lụt.
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo tiểu ngạch qua cửa khẩu biên giới Muse, bang phía bắc Shan, vẫn tiếp diễn. Do tình trạng này, giá gạo tại Muse đã tăng thêm 1.500 kyat (1,16 USD)/bao so với tại thị trường Mandalay.
Tổng thư ký Liên đoàn Lúa gạo Myanmar (MRF) đảm bảo rằng lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ được dỡ bỏ vào ngày 15/9 như kế hoạch. MRF cũng hạ dự báo xuất khẩu gạo của nước này xuống khoảng 1,5 triệu tấn trong năm 2015.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu chính của gạo Myanmar, nhưng phần lớn được xuất qua các cửa khẩu biên giới.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng lúa của Myanmar niên vụ 2015-2016 đạt 20 triệu tấn (12,8 triệu tấn gạo) và xuất khẩu đạt 2,2 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm

Tại buổi tọa đàm“Phát triển sắn và bảo vệ rừng ở Việt Nam: Thực trạng và ý nghĩa về chính sách” vừa tổ chức mới đây ở Hà Nội, các đại biểu cho biết diện tích trồng sắn đã tăng đáng kể, trong đó chủ yếu là lấy từ đất đồi, rừng.

Sáng 24.7, tại TP.Tam Kỳ (Quảng Nam), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp cùng Cục Chăn nuôi, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi ong mật bền vững, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.

Ở Tây Nguyên, tỷ lệ hộ nông dân sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón cho cây hồ tiêu kinh doanh là khá cao, đạt tỷ lệ trung bình 72,0%, trong đó tỉnh Gia Lai có tỷ lệ hộ nông dân sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển bón cho hồ tiêu kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình là 77,1 %; ở Đăk Nông 66,8%.

Theo nhu cầu sinh lý nước của cây ngô, ngô cần ít nước ở thời kỳ sinh trưởng đầu và cần rất nhiều nước khi bắt đầu phân hóa cờ cho đến khi chín sữa. Nhưng nhìn chung, qua từng thời kỳ sinh trưởng, đảm bảo được nhu cầu độ ẩm đất thích hợp sẽ giúp cây ngô đạt năng suất cao.

Ở thủ đô, diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, thay vào đó là những khu chung cư, khu công nghiệp hiện đại, người dân mất đất đổ xô vào thành phố làm thuê, mưu sinh. Nhưng vợ chồng anh Nguyễn Văn Thắng ở thôn Thống Nhất, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội vẫn kiên trì giữ đất, bám vườn trồng bưởi Diễn.