Xuất khẩu gạo giảm ở nhiều thị trường

Tại buổi họp giao ban trực tuyến công tác tháng 7 và 7 tháng của Bộ Công Thương, ông Huỳnh Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, 7 tháng đầu năm nay, cả nước xuất khẩu được khoảng 3,72 triệu tấn gạo các loại, đạt 1,59 tỷ USD, giảm 3,1% về lượng và 8,3% về giá trị so với cùng kỳ.
Nguyên nhân của sự sụt giảm là do nguồn cung gạo trên thế giới dồi dào dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.
Về thị trường, mặc dù châu Á là thị trường xuất gạo lớn nhất (chiếm tới 70% tổng lượng gạo xuất khẩu) nhưng 7 tháng qua thị trường này đã giảm tới 19,72% so với cùng kỳ năm trước (riêng thị trường Trung Quốc giảm 21,25%). Xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ cũng giảm tới 12,56% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điểm sáng là lượng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Phi lại tăng tới 47,53% do lượng gạo thơm vào thị trường này đã tăng đáng kể.
Một điểm đáng chú ý trong bức tranh xuất khẩu gạo được ông Huệ nêu ra là gạo cao cấp, đặc biệt là gạo thơm đã tăng mạnh. Dấu hiệu này cho thấy, trong thời gian tới, phải chuyển đổi sản xuất theo hướng tập trung sản xuất gạo thơm, gạo chất lượng cao.
Tuy nhiên, điểm yếu vẫn tồn tại của XK gạo Việt Nam đó là chất lượng gạo chưa đồng đều, giống lúa thuần chủng yếu, nhiều loại giống bị thoái hóa, việc tuyên truyền sản xuất gạo chất lượng cao vẫn còn chưa đạt yêu cầu.
Do vậy, VFA cho rằng cần quản lý chặt việc giao thương giữa các nhà thương mại nước ngoài (nhất là châu Phi và Trung Quốc) tránh đấu trộn gạo, ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu.
Cũng theo VFA, xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm phụ thuộc vào các thị trường Trung Quốc, Indonesia, Malaysia…. Nếu không có sự đột phá về thị trường thì mục tiêu xuất khẩu 6,8 triệu tấn gạo trong năm 2015 sẽ khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Từ cánh đồng của nông dân tới giai đoạn chế biến, mỗi năm có khoảng 1 triệu tấn lúa ở ĐBSCL bị thất thoát, tương đương với khoảng 5% tổng lượng lúa thu hoạch. Các chuyên gia đã tính toán, chuỗi thất thoát đã làm giảm giá trị của xuất khẩu gạo Việt Nam khoảng 500 triệu USD

Với quy trình trồng rau hữu cơ, mỗi ký rau mang tên Oganik có giá bán cao gấp gần chục lần rau thường. Không chỉ phục vụ cho nhà hàng, khách sạn 4, 5 sao và khách “Vip”, sản phẩm rau hữu cơ “siêu sạch” còn XK đi châu Âu…

Hiện nay tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Kạn 183.726 con, trong đó: lợn nái có 17.744 con, chiếm 9,7% tổng đàn. Về lý thuyết với số lượng đàn lợn nái như trên có thể sản xuất đủ số lượng lợn giống nuôi thịt đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh, nhưng thực tế bình quân hàng năm người chăn nuôi phải nhập khoảng 100.000 – 120.000 con lợn giống từ tỉnh ngoài, gây khó khăn rất lớn trong việc kiểm tra chất lượng và tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh.

Theo phản ánh của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) tại Hội thảo “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” diễn ra ngày 24/4 tại Ninh Thuận: Tình hình kinh doanh tôm giống rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì, nhãnh mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Quảng Ninh về Việt Nam. Hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát nên gây thiệt hại cho người nuôi.

Với sự hỗ trợ của Hội ND, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên cùng Công ty TNHH Cường Đại, nhiều hộ ND ở Thái Nguyên đã mua được máy cày theo phương thức trả chậm.