Cựu Chiến Binh Vượt Khó Làm Giàu

Sau bao năm vất vả, giờ đây thành công đã nở nụ cười với ông - đó là câu chuyện vượt khó làm giàu của cựu chiến binh (CCB) Lò Văn Ít ở bản Na Hát, xã Mường Luân (huyện Điện Biên Đông), người đang sở hữu một “cơ ngơi” khiến nhiều người trong bản phải ngưỡng mộ với mô hình VAC mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Lò Văn Ít vào lúc ông đang chăm sóc đàn trâu, nhìn ngôi nhà sàn khang trang, bề thế, bao quanh là vườn cỏ xanh mướt, ít ai nghĩ rằng trước đây gia đình ông từng là hộ khó khăn nhất, nhì của bản. Chia sẻ với chúng tôi, ông Ít cho biết, giữa năm 1982, sau khi xuất ngũ trở về địa phương, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, gần 2.000m² ruộng trồng lúa đó là tài sản duy nhất của gia đình.
Thời gian cứ thế trôi, thấm thoát đã hơn chục năm nhưng cái khó, cái khổ vẫn đeo bám gia đình. Trăn trở, suy nghĩ cùng với bản chất người lính không cam chịu trước hoàn cảnh đã thôi thúc ông tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế.
Năm 2000, thấy diện tích đất đai của gia đình rộng, nhưng trồng cây hay gieo lúa cũng không hiệu quả. Bởi thế, ông quyết định đào gần 1.000m² ao nuôi cá, thế nhưng do chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc nên lợi nhuận chẳng đáng bao nhiêu.
Chuyển từ tập trung nuôi cá sang nuôi duy trì, CCB Lò Văn Ít tiếp tục đầu tư nuôi lợn. Cũng vì kiến thức về chăn nuôi không nhiều, lần thứ 2, đàn lợn 10 con của ông lại hao hụt do dịch bệnh.
Với suy nghĩ: “Muốn thoát nghèo phải mạnh dạn đầu tư vốn và có kiến thức về chăn nuôi”. Ông quyết định vay 30 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, cùng với khoản tiền vay mượn từ người thân, gia cố hệ thống ao, xây dựng mới chuồng trại, mua thêm 2 cặp trâu, 1 cặp bò sinh sản.
Tận dụng quỹ đất quanh nhà trồng cỏ, đóng chuồng. Với quyết tâm cao cùng với sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, cách phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm qua các phương tiện thông tin đại chúng, lần này ông đã thành công.
Sau bao năm vất vả, đổ mồ hôi, công sức vật lộn với đói nghèo, giờ đây, niềm vui đã đến với CCB Lò Văn Ít. Số tiền ông đã vay từ ngân hàng và người thân không những đã được hoàn trả mà ông còn có vốn để mở rộng chuồng trại chăn nuôi hơn. Với diện tích gần 1.000m² ao cá, đầy đủ các loại, như: trắm, chép, rô phi đơn tính...; 7 cặp trâu, bò sinh sản; 30 con dê; hơn 200 con gà, vịt, hàng năm gia đình ông thu lãi từ 130 - 150 triệu đồng.
Chia sẻ về niềm vui và thành công của mình, CCB Lò Văn Ít phấn khởi, nói: “Quyết tâm, cố gắng và chịu khó học hỏi, chắc chắn sẽ thành công”.
Vững về kinh tế, nắm chắc kiến thức về chăn nuôi, CCB Lò Văn Ít không ngại chia sẻ kinh nghiệm, tận tình giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn muốn vươn lên thoát nghèo, bởi thế, bà con trong bản ai cũng quý mến ông.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/01/2015 toàn bộ các nhà máy đường đã vào sản xuất niên vụ 2014-2015, các nhà máy đã ép được 5.618.900 tấn mía, sản xuất được 505.950 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép giảm 1.359.100 tấn, lượng đường giảm 97.650 tấn.

Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,82% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong năm 2014 đạt 1,709 tỷ USD, tăng 17,29% so với năm 2013.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD, giảm 11,8%; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6%; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2014, Trung Quốc tiếp tục là thị trường XK gạo lớn nhất của Việt Nam với 30,16% thị phần. Khối lượng gạo XK sang thị trường này trong năm 2014 đạt 2,018 triệu tấn với giá trị đạt 891 triệu USD, giảm 6,08% về lượng và 1% về giá trị.

Theo Quyết định này, Nhà nước có nhiệm vụ định hướng, khuyến khích xây dựng vùng nguyên liệu đồng thời có chính sách ưu đãi để tạo động lực thúc đẩy mở rộng quy mô vùng nguyên liệu; Chia sẻ rủi ro và hài hòa lợi ích giữa thương nhân và nông dân; gắn kết lợi ích với trách nhiệm của các bên trong quan hệ liên kết.