Xuất Khẩu Gạo Gặp Khó

Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), lượng gạo xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm đạt 637.756 tấn, trị giá FOB 274,6 triệu USD.
So với cùng kỳ năm 2013, lượng gạo xuất khẩu giảm 13,53%, trị giá FOB giảm 16,29% và giá bình quân giảm 14,2 USD/tấn. Thị trường xuất khẩu trong tháng 2 vừa qua phần lớn là thực hiện hợp đồng tập trung đã ký với Philippines từ tháng 11.2013 còn lại; chất lượng gạo cũng chủ yếu là gạo cấp thấp (25% tấm).
VFA dự báo sau khi kết thúc hợp đồng với Philippines và thu hoạch rộ trong tháng 3, nguồn cung cấp dư thừa trong khi giá gạo thế giới sút giảm do Thái Lan xả hàng, nên giá lúa gạo trong nước sẽ giảm mạnh nếu không có biện pháp bình ổn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24.6, ông Đặng Văn Tiến – Phó Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Núi Thành cho biết, tại thôn Hòa An (xã Tam Giang) xảy ra dịch bệnh trên đàn trâu, bò làm 9 con bò mắc bệnh. Trạm Thú y huyện đã cử cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực tế tại cơ sở và tổ chức điều trị cho đàn gia súc.

Hằng năm, ở vùng biển gần bờ của Quảng Ngãi tháng giêng, hai thường trúng đậm cá cơm và vào thời điểm này trúng đậm cá nục. Các làng nghề chế biến cá nục, cá cơm khô hoạt động hết công suất. Vậy mà năm nay, làng nghề vắng hoe, buồn tẻ vì cá nục, cá cơm chẳng thấy vào bờ.

Giá bán heo các loại rớt thảm hại, trong khi giá thức ăn thì lại tăng vọt khiến việc chăn nuôi nông hộ cũng như gia trại, trang trại đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều người còn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần…

Vụ hè thu 2015, toàn huyện Krông Nô có kế hoạch gieo trồng trên 13.000 ha cây trồng các loại; trong đó, lúa: 2.642 ha, ngô: 9.000 ha, khoai lang: 180 ha, đậu nành: 112 ha, đậu xanh: 40 ha, rau các loại: 260 ha…

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay nguy cơ sâu bệnh, dịch hại, nhất là rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn luôn tiềm ẩn và có khả năng gây hại đối với cây lúa vụ hè thu. Trong khi đó, với đặc điểm của thời tiết trong vụ phù hợp với điều kiện thích nghi cho các loại sâu bệnh hại nên khả năng rầy nâu phát triển mạnh rất có thể xảy ra.