Xuất Khẩu Đường Qua Trung Quốc Bị Ách Tắc

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) hiện doanh nghiệp không thể xuất khẩu đường sang Trung Quốc vì giá đường trong nước cao hơn.
Cụ thể, giá bán buôn đường (có thuế giá trị gia tăng) tại nhà máy đường trong tuần qua ở miền Bắc là 11.163 – 12.350 đồng/kg, miền Trung, Tây Nguyên là 12.100 – 12.385 đồng/kg, còn các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL dao động từ 11.700 – 12.150 đồng/kg. Đây là mức giá cao hơn giá đường tại thị trường nội địa Trung Quốc.
Vì thế, cánh cửa xuất khẩu duy nhất của doanh nghiệp đường Việt Nam lâu nay tạm thời bị tắc, phần nào khiến lượng đường tồn kho tại các nhà máy tăng, nhất là khi đang vào vụ ép mía 2014/2015.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn đang nhập đường do giá thế giới thấp.
Một nguồn tin từ Cục Chế biến nông lâm và thủy sản cho biết, thời gian qua, giá đường trên thị trường thế giới giảm liên tục nên Bộ Công Thương đã cấp hạn ngạch để doanh nghiệp nhập đường với giá rẻ.
Trong số 77.200 tấn đường nhập khẩu theo cam kết WTO của năm 2014, có 40.000 tấn đường thô được nhập về để tinh chế, còn lại là đường trắng. Hiện giá đường giao dịch trên sàn hàng hóa Luân Đôn, Anh giao vào tháng 3-2015 là gần 421 đô la Mỹ/tấn, giảm hơn 50 đô la Mỹ/tấn so với mấy tháng trước đây.
Lâu nay, cứ đến sau tháng 8 hằng năm là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN –PTNT) thống nhất thời gian nhập khẩu đường theo hạn ngạch. Tuy nhiên, năm nay, do lượng đường tồn kho vào thời điểm đó còn lớn nên hai bộ vẫn chưa ấn định thời gian cho nhập khẩu đường theo hạn ngạch của năm 2014.
Thống kê của VSSA, tính đến ngày 21-11, lượng đường tồn kho tại các máy máy hơn 124.500 tấn, tại các doanh nghiệp thương mại thuộc hiệp hội là gần 8.580 tấn.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/72959/xuat-khau-duong-qua-trung-quoc-bi-ach-tac.htm#.VHgV4I0cTDc
Có thể bạn quan tâm

Do trồng hoàn toàn bằng hữu cơ, lại được vận chuyển qua đường hàng không, nên trái thanh long trong vườn Ba Tây khi tới tay người tiêu dùng Mỹ ăn vẫn ngon ngọt như mới hái chín ở Việt Nam.

Với lợi thế nguồn nguyên liệu rơm rạ dồi dào sẵn có tại địa phương nên nghề trồng nấm rơm của nông dân ở Tiền Giang đã hình thành từ lâu đời và có nhiều thuận lợi. Nghề trồng nấm rơm vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Trước đây, tại các tỉnh vùng ĐBSCL, giá ao nuôi cá tra luôn ở mức rất cao, từ 2- 3 tỷ đồng/ha. Tuy nhiên gần đây, người nuôi cá tra thua lỗ, lần lượt “treo ao” nên giá ao rớt thê thảm, nhiều nơi kêu bán mà chẳng ai mua.

Tỉnh Quảng Nam đang đồng loạt thả nuôi tôm giống vụ 1 năm 2011. Tuy nhiên, vẫn có không ít hộ dân ở TP.Tam Kỳ và các huyện Núi Thành, Thăng Bình... bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng, thả nuôi trước vụ dẫn đến tôm chết hàng loạt

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa. Theo đó, ĐBSCL- vựa lúa của cả nước cần có giải pháp nâng cao kinh tế nông hộ, quản lý việc tự ý chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác.