Xuất khẩu cua ghẹ sang Nhật Bản tăng

Theo thống kê của ITC, trong 5 tháng đầu năm nay, Nhật Bản NK cua ghẹ từ 23 nước, đạt 12.912 tấn với giá trị hơn 172 triệu USD, giảm 23% về khối lượng và giảm 29% về giá trị. Giá cua ghẹ tại Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm nay đạt mức trung bình 13,4 USD/kg, giảm so với mức 14,6 USD/kg của cùng kỳ năm 2014.
NK giảm phần lớn là do nguồn cung từ Nga, nước XK cua ghẹ hàng đầu sang Nhật Bản giảm mạnh 59%. Thỏa thuận chống đánh bắt thủy sản bất hợp pháp giữa Nga và Nhật Bản có hiệu lực từ 10/12/2014 là một nguyên nhân dẫn đến giảm XK cua từ Nga sang Nhật Bản. Ngoài ra, Nga ngừng NK thực phẩm từ phương Tây nên lượng cua khai thác tại Nga để phục vụ thị trường trong nước cũng tăng lên và lượng XK giảm đi.
NK cua ghẹ từ các nước ASEAN đạt 1.072 tấn với giá trị 17,86 triệu USD, tăng 2% về khối lượng nhưng giảm 5% về giá trị so với cùng kỳ. Việt Nam và Indonesia đều nằm trong top 10 nguồn cung cấp cua ghẹ lớn nhất của Nhật Bản. Giá trị NK từ Indonesia gấp đôi của Việt Nam, một phần là do giá của Indonesia cao hơn của Việt Nam. Giá cua ghẹ trung bình của Indonesia là 19 USD/kg còn của VIệt Nam là 14 USD/kg. Tuy nhiên, XK cua Việt Nam sang thị trường này đang tăng trưởng đều qua các tháng. Trong khi đó, NK từ Indonesia giảm.
Tiêu thụ thủy sản tại Nhật Bản đang chậm lại, trong khi đó, đồng yên mất giá so với đồng USD. Đây là lý do chính dẫn đến NK thủy sản của thị trường này giảm.
Có thể bạn quan tâm

Có một thời gian do nhiều yếu tố như thị trường không ổn định, người dân thiếu quan tâm, nhiều diện tích cam bị già cỗi, sâu bệnh, vùng cam Bắc Quang và một số vùng trồng cam trong tỉnh Hà Giang bị suy giảm diện tích. Từ đó, làm lãng phí một tiềm năng và một đặc sản vốn là niềm tự hào của đất Hà Giang. Với chủ trương phục hồi và phát triển các diện tích cam, quýt, huyện Bắc Quang đã và đang quan tâm, chú trọng đến vấn đề chất lượng nhằm không chỉ phục hồi mà còn đưa trái cam sành Bắc Quang không ngừng vươn xa...

Huyện Tân Phước là một huyện nghèo của tỉnh Tiền Giang, nhân dân quanh năm chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Xác định cây khóm, khoai và lúa là cây trồng chủ lực nên huyện Tân Phước từng bước thay da đổi thịt.

Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2013 Trung tâm KNKNKN Thái Bình thực hiện mô hình nuôi ghép cá chép V1 là chính thuộc dự án “Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa” với qui mô 10.000m2 tại huyện Vũ Thư.

Tính đến cuối tháng 10-2013, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong cả nước giảm mạnh, chỉ còn bằng 1/5 so với cùng kỳ năm ngoái, dù số địa phương có dịch có chiều hướng tăng lên. Đây được xác định là điều kiện góp phần đưa xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay.

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám tại Hội nghị "Phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 và xây dựng kế hoạch năm 2014" do Bộ NN&PTNT tổ chức vào ngày 8-11 tại TP Cần Thơ.