Xuất khẩu cua ghẹ sang Nhật Bản tăng

Theo thống kê của ITC, trong 5 tháng đầu năm nay, Nhật Bản NK cua ghẹ từ 23 nước, đạt 12.912 tấn với giá trị hơn 172 triệu USD, giảm 23% về khối lượng và giảm 29% về giá trị. Giá cua ghẹ tại Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm nay đạt mức trung bình 13,4 USD/kg, giảm so với mức 14,6 USD/kg của cùng kỳ năm 2014.
NK giảm phần lớn là do nguồn cung từ Nga, nước XK cua ghẹ hàng đầu sang Nhật Bản giảm mạnh 59%. Thỏa thuận chống đánh bắt thủy sản bất hợp pháp giữa Nga và Nhật Bản có hiệu lực từ 10/12/2014 là một nguyên nhân dẫn đến giảm XK cua từ Nga sang Nhật Bản. Ngoài ra, Nga ngừng NK thực phẩm từ phương Tây nên lượng cua khai thác tại Nga để phục vụ thị trường trong nước cũng tăng lên và lượng XK giảm đi.
NK cua ghẹ từ các nước ASEAN đạt 1.072 tấn với giá trị 17,86 triệu USD, tăng 2% về khối lượng nhưng giảm 5% về giá trị so với cùng kỳ. Việt Nam và Indonesia đều nằm trong top 10 nguồn cung cấp cua ghẹ lớn nhất của Nhật Bản. Giá trị NK từ Indonesia gấp đôi của Việt Nam, một phần là do giá của Indonesia cao hơn của Việt Nam. Giá cua ghẹ trung bình của Indonesia là 19 USD/kg còn của VIệt Nam là 14 USD/kg. Tuy nhiên, XK cua Việt Nam sang thị trường này đang tăng trưởng đều qua các tháng. Trong khi đó, NK từ Indonesia giảm.
Tiêu thụ thủy sản tại Nhật Bản đang chậm lại, trong khi đó, đồng yên mất giá so với đồng USD. Đây là lý do chính dẫn đến NK thủy sản của thị trường này giảm.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Giống thủy sản An Giang tiếp tục thực hiện dự án “Phát triển mô hình sản xuất lươn đồng” (Monopterus albus) bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang”, do kỹ sư Triệu Thị Y Vanne làm chủ nhiệm, thông qua Sở Khoa học - Công nghệ và được UBND tỉnh An Giang phê duyệt.

Một lần đi công tác, sau khi làm việc xong, tôi được vị phó chủ tịch một huyện mời uống nước. Ông rót cho tôi ly nước còn nóng, có màu nâu nâu, khi uống vào, cảm nhận mùi vị là lạ, thơm thơm, ngọt ngọt rất dễ chịu

Nhằm giúp người nuôi có những kiến thức cơ bản và sử dụng vôi có hiệu quả, xin giới thiệu các dạng vôi hiện nay và cách sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

Năm 2011, Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long triển khai mô hình “Nuôi gia cầm an toàn sinh học” (ATSH). Mô hình thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm với qui mô 4.250 con vịt và 1.730 con gà cho 27 hộ nuôi / 3 huyện trong tỉnh là: Long Hồ, Bình Tân và Trà Ôn.

Xây hầm biogas ngoài việc sử dụng chất thải làm nguồn nhiên liệu và bảo vệ môi trường, nhận thức được lợi ích này nhiều người dân chăn nuôi với quy mô lớn ở huyện Mỏ Cày Nam còn sử dụng nước thải từ công trình khí sinh học để tưới ca cao xen trong vườn dừa sẽ tiết giảm được trên 50% phân bón NPK so với đối chứng hiệu quả kinh tế đem lại rất cao