Xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam giảm 2,2%

Và sau 2 tháng sụt giảm liên tục, tổng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay đã giảm hơn 2% so với cùng kỳ, đạt gần 71 triệu USD.
Mỹ
Sau sự tăng trưởng mạnh hồi tháng 2, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ tăng giảm liên tục.
Đặc biệt, giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây trong tháng 8 giảm mạnh, gần 57% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 4,3 triệu USD. Chính sự sụt giảm này đã khiến tổng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm sang Mỹ giảm hơn 13% so với cùng kỳ, đạt hơn 34,4 triệu USD.
Nhật Bản
Với tốc độ tăng trưởng ổn định, Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong số 10 thị trường NK nhiều nhất cua ghẹ của Việt Nam.
Giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây trong tháng 8 đạt gần 2 triệu USD, tăng hơn 34% so với cùng kỳ. Nâng tổng giá trị XK cua ghẹ sang đây trong 8 tháng đầu năm lên hơn 12,7 triệu USD, tăng gần 42% so với cùng kỳ.
Dường như giá trị của đồng yên không ảnh hưởng tới hoạt động XK cua ghẹ của Việt Nam sang thị trường này.
EU
XK cua ghẹ của Việt Nam sang các nước EU giảm liên tục trong 3 tháng trở lại đây. Trong tháng 8, giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây tiếp tục giảm hơn 17% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 2 triệu USD.
Nâng tổng giá trị XK cua ghẹ trong 8 tháng đầu năm lên hơn 12,5 triệu USD, vẫn giảm hơn 13% so với cùng kỳ.
Pháp, Hà Lan, Anh và Bỉ vẫn tiếp tục là 4 thị trường NK chính các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam trong khối.
Trong đó, so với tháng 7, tốc độ tăng trưởng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang Hà Lan đã chậm lại. Và ngược lại, tốc độ tăng trưởng giá trị XK sang Bỉ lại tăng mạnh hơn lên tới 3 con số, đạt hơn 120%. XK cua ghẹ sang Pháp và Anh vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc và Hồng Kông
Do trong tháng 8 có dịp lễ trung thu, một trong 4 lễ lớn của Trung Quốc, nên XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây đã tăng mạnh trở lại, đạt hơn 131% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 580 nghìn USD.
Nâng tổng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây trong 8 tháng đầu năm đạt hơn 3,7 triệu USD, tăng hơn 31% so với cùng kỳ.
Ngoài 4 thị trường chính kể trên, Hàn Quốc là thị trường đáng chú ý trong tháng 8 này.
Với tốc độ tăng trưởng tốt, thị trường này đã vươn lên lọt vào tốp 10 thị trường NK chính các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam, đứng trước cả Đài Loan. Tổng giá trị XK cua ghẹ trong 8 tháng đầu năm sang đây đạt hơn 922 nghìn USD, tăng gần 80% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, Canada sau một thời gian giảm NK cua ghẹ của Việt Nam đã tụt xuống khỏi tốp 10 thị trường chính.
Dự báo, XK cua ghẹ từ giờ tới cuối năm sẽ tăng trở lại do các thị trường đang chuẩn bị bước vào mùa lễ hội lớn trong năm.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của ngân hàng ANZ, trong khoảng một năm qua, xuất khẩu của Việt Nam vượt trội so với các nước trong khu vực khi tăng tới 15%.

Do chi phí cho mỗi chuyến biển tăng cao nên nhiều tháng qua, ngư dân làm nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên không ra khơi vì thua lỗ. Việc bất ngờ trúng mùa cá ngừ là tín hiệu vui cho hơn 1.000 tàu khai thác cá ngừ đại dương của tỉnh này.

LĐLĐ tỉnh Phú Yên chiều 18/3 đã tổ chức lắp đặt 4 máy I-COM BX 1700 cho 4 ngư dân tiêu biểu của Nghiệp đoàn Nghề cá phường Xuân Thành.

Khoảng 3.000 ha còn lại được gieo trồng rải rác ở vùng đất cát pha ven biển từ các huyện Nghi Lộc ra đến Quỳnh Lưu và một số ít được gieo trồng 2 bên khe suối, dưới chân đồi thấp ở các huyện miền núi cao.

Thời tiết âm u kéo dài, độ ẩm không khí cao khiến bệnh đạo ôn phát sinh mạnh, gây hại đối với sự sinh trưởng của lúa xuân. Mặc dù các địa phương và bà con nông dân đã chủ động phòng trừ, song bệnh đạo ôn vẫn đang đe dọa lúa xuân.