Xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam giảm 2,2%

Và sau 2 tháng sụt giảm liên tục, tổng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay đã giảm hơn 2% so với cùng kỳ, đạt gần 71 triệu USD.
Mỹ
Sau sự tăng trưởng mạnh hồi tháng 2, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ tăng giảm liên tục.
Đặc biệt, giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây trong tháng 8 giảm mạnh, gần 57% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 4,3 triệu USD. Chính sự sụt giảm này đã khiến tổng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm sang Mỹ giảm hơn 13% so với cùng kỳ, đạt hơn 34,4 triệu USD.
Nhật Bản
Với tốc độ tăng trưởng ổn định, Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong số 10 thị trường NK nhiều nhất cua ghẹ của Việt Nam.
Giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây trong tháng 8 đạt gần 2 triệu USD, tăng hơn 34% so với cùng kỳ. Nâng tổng giá trị XK cua ghẹ sang đây trong 8 tháng đầu năm lên hơn 12,7 triệu USD, tăng gần 42% so với cùng kỳ.
Dường như giá trị của đồng yên không ảnh hưởng tới hoạt động XK cua ghẹ của Việt Nam sang thị trường này.
EU
XK cua ghẹ của Việt Nam sang các nước EU giảm liên tục trong 3 tháng trở lại đây. Trong tháng 8, giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây tiếp tục giảm hơn 17% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 2 triệu USD.
Nâng tổng giá trị XK cua ghẹ trong 8 tháng đầu năm lên hơn 12,5 triệu USD, vẫn giảm hơn 13% so với cùng kỳ.
Pháp, Hà Lan, Anh và Bỉ vẫn tiếp tục là 4 thị trường NK chính các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam trong khối.
Trong đó, so với tháng 7, tốc độ tăng trưởng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang Hà Lan đã chậm lại. Và ngược lại, tốc độ tăng trưởng giá trị XK sang Bỉ lại tăng mạnh hơn lên tới 3 con số, đạt hơn 120%. XK cua ghẹ sang Pháp và Anh vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc và Hồng Kông
Do trong tháng 8 có dịp lễ trung thu, một trong 4 lễ lớn của Trung Quốc, nên XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây đã tăng mạnh trở lại, đạt hơn 131% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 580 nghìn USD.
Nâng tổng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây trong 8 tháng đầu năm đạt hơn 3,7 triệu USD, tăng hơn 31% so với cùng kỳ.
Ngoài 4 thị trường chính kể trên, Hàn Quốc là thị trường đáng chú ý trong tháng 8 này.
Với tốc độ tăng trưởng tốt, thị trường này đã vươn lên lọt vào tốp 10 thị trường NK chính các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam, đứng trước cả Đài Loan. Tổng giá trị XK cua ghẹ trong 8 tháng đầu năm sang đây đạt hơn 922 nghìn USD, tăng gần 80% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, Canada sau một thời gian giảm NK cua ghẹ của Việt Nam đã tụt xuống khỏi tốp 10 thị trường chính.
Dự báo, XK cua ghẹ từ giờ tới cuối năm sẽ tăng trở lại do các thị trường đang chuẩn bị bước vào mùa lễ hội lớn trong năm.
Có thể bạn quan tâm

Với mong muốn tìm cây trồng thích hợp cho vùng đất cát nghèo dinh dưỡng, sau một thời gian tìm hiểu, học tập kinh nghiệm, chị Lê Thị Lạc ở xóm 3, xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu - Nghệ An) đã quyết định chọn cây thanh long để trồng thử nghiệm. Kết quả bước đầu cho thấy đây là cây trồng có triển vọng cho vùng đất cát ven biển.

Những ngày qua, giá chuối ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tăng trở lại, sau một thời gian giảm thấp nhất trong vài năm trở lại đây, do không có thị trường tiêu thụ. Với giá bán bình quân hơn 4.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với thời gian từ tháng 6 trở về trước, đã phần nào giảm bớt khó khăn cho người trồng chuối tại địa phương này.

Thời điểm này, na Lục Nam (Bắc Giang) đang thu hoạch rộ. Tuy thời tiết không thuận lợi như một số năm trước song nhờ chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, năm nay na lại được mùa.
Theo thống kê, tổng đàn gà công nghiệp của cả nước khoảng 14,4 triệu con, được chăn nuôi tập trung tại 5.000 trang trại. Hiện, người nuôi đang lỗ 10.000 đồng/con gà. Như vậy, trong 11 tháng qua, người nuôi gà cả nước thiệt hại trên 1.300 tỉ đồng.

Đầu năm 2010, ông Lê Dũng ở phường 8, ông Nguyễn Việt Hùng ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau “thử sức” nuôi heo rừng. Động cơ khiến 2 ông thử sức nuôi heo rừng rất đơn giản: heo rừng là “của hiếm”, giá trị kinh tế cao. Và trong quá trình nuôi, 2 ông trải qua không ít chuyện cười đau cả bụng và chảy cả nước mắt.