Xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam giảm 2,2%

Và sau 2 tháng sụt giảm liên tục, tổng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay đã giảm hơn 2% so với cùng kỳ, đạt gần 71 triệu USD.
Mỹ
Sau sự tăng trưởng mạnh hồi tháng 2, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ tăng giảm liên tục.
Đặc biệt, giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây trong tháng 8 giảm mạnh, gần 57% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 4,3 triệu USD. Chính sự sụt giảm này đã khiến tổng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm sang Mỹ giảm hơn 13% so với cùng kỳ, đạt hơn 34,4 triệu USD.
Nhật Bản
Với tốc độ tăng trưởng ổn định, Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong số 10 thị trường NK nhiều nhất cua ghẹ của Việt Nam.
Giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây trong tháng 8 đạt gần 2 triệu USD, tăng hơn 34% so với cùng kỳ. Nâng tổng giá trị XK cua ghẹ sang đây trong 8 tháng đầu năm lên hơn 12,7 triệu USD, tăng gần 42% so với cùng kỳ.
Dường như giá trị của đồng yên không ảnh hưởng tới hoạt động XK cua ghẹ của Việt Nam sang thị trường này.
EU
XK cua ghẹ của Việt Nam sang các nước EU giảm liên tục trong 3 tháng trở lại đây. Trong tháng 8, giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây tiếp tục giảm hơn 17% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 2 triệu USD.
Nâng tổng giá trị XK cua ghẹ trong 8 tháng đầu năm lên hơn 12,5 triệu USD, vẫn giảm hơn 13% so với cùng kỳ.
Pháp, Hà Lan, Anh và Bỉ vẫn tiếp tục là 4 thị trường NK chính các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam trong khối.
Trong đó, so với tháng 7, tốc độ tăng trưởng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang Hà Lan đã chậm lại. Và ngược lại, tốc độ tăng trưởng giá trị XK sang Bỉ lại tăng mạnh hơn lên tới 3 con số, đạt hơn 120%. XK cua ghẹ sang Pháp và Anh vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc và Hồng Kông
Do trong tháng 8 có dịp lễ trung thu, một trong 4 lễ lớn của Trung Quốc, nên XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây đã tăng mạnh trở lại, đạt hơn 131% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 580 nghìn USD.
Nâng tổng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây trong 8 tháng đầu năm đạt hơn 3,7 triệu USD, tăng hơn 31% so với cùng kỳ.
Ngoài 4 thị trường chính kể trên, Hàn Quốc là thị trường đáng chú ý trong tháng 8 này.
Với tốc độ tăng trưởng tốt, thị trường này đã vươn lên lọt vào tốp 10 thị trường NK chính các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam, đứng trước cả Đài Loan. Tổng giá trị XK cua ghẹ trong 8 tháng đầu năm sang đây đạt hơn 922 nghìn USD, tăng gần 80% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, Canada sau một thời gian giảm NK cua ghẹ của Việt Nam đã tụt xuống khỏi tốp 10 thị trường chính.
Dự báo, XK cua ghẹ từ giờ tới cuối năm sẽ tăng trở lại do các thị trường đang chuẩn bị bước vào mùa lễ hội lớn trong năm.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Chơn Thành (Bình Phước) xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm có quy mô lớn, theo hướng sản xuất hàng hóa. Để bảo đảm chăn nuôi có lãi, nhiều hội viên nông dân đã tìm hướng đi hiệu quả. Điển hình là mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Trần Thanh Phương ở ấp 2, thị trấn Chơn Thành.

Về xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, xa xa đã thấy những chú ngựa bạch ung dung gặm cỏ. Chuyện về những con ngựa trắng muốt tưởng chừng chỉ có thể nhìn thấy trên cao nguyên Tây Tạng hiện hữu ngay tại bãi đê sông Hồng giữa lòng Hà Nội là một câu chuyện dài

Ông Đoàn Tấn Bửu-Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp vừa cho biết, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra ca tử vong do nhiễm cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2014. Nạn nhân là bà Nguyễn Thị.U. (SN 1954), nghề nghiệp nội trợ, ngụ ấp Tân Thạnh, xã Tân Long, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp.

Một số chủ trang trại ở Đồng Nai cho biết, tết Nguyên đán 2014, giá heo hơi các trại bán ra vẫn giữ mức 48-49 ngàn đồng/kg, tương đương như ngày thường và đầu ra vẫn ổn định không có dấu hiệu hút hàng.

Tại chợ phiên Bắc Hà (Lào Cai), ngoài các mặt hàng phục vụ Tết thì mấy ngày nay xuất hiện thêm một loại hàng hóa rất đặc biệt, đó là khu vực bán cỏ để giúp cho người dân chăm sóc đàn đại gia súc tốt hơn trong mùa đông.