Xuất Khẩu Chè 7 Tháng Đạt 77 Ngàn Tấn

Giá xuất khẩu chè bình quân đạt 1.526 USD/tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam trong 7 tháng đạt 77 ngàn tấn, với tổng kim ngạch đạt 120 triệu USD. tương đương với khối lượng xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 4,1% về giá trị do giá xuất khẩu tăng.
Tính riêng tháng 7, khối lượng chè xuất khẩu đạt 16 ngàn tấn với kim ngạch đạt gần 27 triệu USD.
Giá xuất khẩu chè bình quân đạt 1.526 USD/tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đài Loan là thị trường tiêu thụ chè nhiều nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 14,3 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2013, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu là thị trường Pakistan với trị giá đạt trên 17,5 triệu USD. Thị trường Pakistan nhập khẩu chủ yếu các loại chè xanh BT, chè SP 2 (chè đã qua chế biến, sấy khô, đóng thùng carton).
Đáng chú ý, các thị trường Hoa Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Đức và Ba Lan đều có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh, với mức tăng từ 1,2 đến 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu (NCSXDL) Miền Trung (thuộc Công ty TNHH Sản xuất thương mại (SXTM) Hồng Đài Việt) ở thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa, đang trồng và bảo tồn hơn 20 loại cây dược liệu quý; trong đó nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng như xáo tam phân, cây mật nhân và đặc biệt là cây nhân sâm Phú Yên.

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, diện tích sản xuất theo cánh đồng lớn của tỉnh Cà Mau tăng đáng kể, đến nay trên 15.000 ha.

Theo Cục Trồng trọt, hiện nay cả nước có gần 11.800 ha ca cao, trồng nhiều nhất là tỉnh Bến Tre, gần 2.800 ha, thấp nhất là Gia Lai 9,6 ha.

Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác ở Tây Nguyên, nên trong những năm gần đây, nông dân đã ồ ạt trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng, khiến diện tích hồ tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” nêu trên không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Vì vậy, để cây hồ tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và lâu dài.

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.