Xuất Khẩu Chè 7 Tháng Đạt 77 Ngàn Tấn

Giá xuất khẩu chè bình quân đạt 1.526 USD/tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam trong 7 tháng đạt 77 ngàn tấn, với tổng kim ngạch đạt 120 triệu USD. tương đương với khối lượng xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 4,1% về giá trị do giá xuất khẩu tăng.
Tính riêng tháng 7, khối lượng chè xuất khẩu đạt 16 ngàn tấn với kim ngạch đạt gần 27 triệu USD.
Giá xuất khẩu chè bình quân đạt 1.526 USD/tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đài Loan là thị trường tiêu thụ chè nhiều nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 14,3 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2013, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu là thị trường Pakistan với trị giá đạt trên 17,5 triệu USD. Thị trường Pakistan nhập khẩu chủ yếu các loại chè xanh BT, chè SP 2 (chè đã qua chế biến, sấy khô, đóng thùng carton).
Đáng chú ý, các thị trường Hoa Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Đức và Ba Lan đều có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh, với mức tăng từ 1,2 đến 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Phương pháp thực dưỡng, gọi dễ hiểu là tập “dưỡng sinh thông qua ăn uống”, ngày càng có nhiều người trẻ đi theo phong trào này.

Ngư dân trên địa bàn tỉnh đang hối hả ra khơi, bước vào vụ cá bắc (từ ngày 1.10.2015 đến 31.3.2016). Trong mùa biển động này, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện là ưu tiên hàng đầu.

Những ngày qua, người nuôi cá sặc (cá chẻm) ở các xã Tam Xuân 1, Tam Hòa (huyện Núi Thành), thôn Tân Phú (xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ) chạy ngược xuôi tìm mối bán cá sặc nuôi đã quá kỳ thu hoạch…

Sở Công Thương cho biết, Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015 vừa công bố 100 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015.

Là một trong những mặt hàng thủy sản XK chủ lực, cá tra Việt Nam chiếm khoảng 95% thị phần cá tra thế giới. Tuy nghiên, suốt thời gian qua, XK cá tra thường xuyên rơi vào tình trạng lao đao mà nguyên nhân xuất phát từ chính những yếu kém nội tại cố hữu của ngành.