Xuất Khẩu Chậm, Thanh Long Giảm Giá

Cùng chung số phận với nhiều loại nông sản khác, giá trái thanh long – một loại nông sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - hiện đã giảm 20 – 40% so với mức giá cách nay khoảng hai tuần.
Trong vòng khoảng 2 tuần nay, loại thanh long ruột đỏ có mẫu mã đẹp đã rớt giá từ mức giá 70.000 – 73.000 đồng/ki lô gam xuống còn 28.000 – 30.000 đồng/ki lô gam; thanh long ruột trắng từ 25.000 – 27.000 đồng/ki lô gam giảm còn 20.000 – 22.000 đồng/ki lô gam.
Vào thời điểm đầu tháng 2-2014 giá thanh long ruột đỏ cao gấp ba lần thanh long ruột trắng vì theo các nhà vườn diện tích trồng thanh long ruột đỏ hiện chỉ chiếm khoảng 15 – 20% trong tổng số diện tích trồng thanh long, cây thanh long ruột đỏ cũng chỉ cho năng suất tương đương 60 – 70% cây thanh long ruột trắng.
Ông Võ Chí Thiện, Chủ nhiệm hợp tác xã thanh long Mỹ Tịnh An (xã Mỹ Tịnh An, Chợ Gạo, Tiền Giang), cho rằng nguyên nhân khiến thanh long rớt giá mạnh là do thị trường Trung Quốc hiện ăn hàng chậm.
Kết quả nghiên cứu thị trường của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam cho thấy 54% sản lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trong khi tính ổn định của thị trường này thường không cao. Chính vì vậy, nhà vườn trồng thanh long ở khu vực ĐBSCL vừa trúng đậm hồi những tháng đầu năm, nay lại rơi vào tình trạng rớt giá.
Diện tích trồng thanh long ở khu vực ĐBSCL tập trung phần lớn ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) với khoảng 3.500 héc ta. Tỉnh Long An cũng có khoảng 2.700 héc ta thanh long, tập trung hầu hết ở huyện Châu Thành.
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) dự báo, nhu cầu tiêu thụ rau, quả trên thế giới tăng hàng năm khoảng 3,6% trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ 2,6%, nên một số loại trái cây nhiệt đới, trong đó có thanh long, sẽ có nhiều ưu thế trong tương lai. Ông Phạm Văn Tới, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), cho biết diện tích trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo hiện đã vượt 15% so quy hoạch của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...

Cứ tưởng rằng ở trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ và độc đáo, một lão nông được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã "phát tài" nhờ nuôi thành công con cá tầm. Ông tên là Hà Văn Vận, dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Dương Văn Trọng, ở tổ 12, phường Tích Lương, T.P Thái Nguyên vẫn nuôi 500 con lợn bột, 50 con lợn nái/lứa và không tăng đàn.

Năm 2013 khép lại, đánh dấu sự thành công của nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nhiều vùng nuôi liên tục thất bát trong năm trước, nay lại được mùa đã góp phần đem lại “sinh khí” mới cho loại hình nuôi trồng thủy sản này.

Cũng theo GS-TS Võ Tòng Xuân - cố vấn mô hình sản xuất lúa sạch của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Thanh Liêm (Đồng Tháp) thì hiện nay, sản phẩm Việt Nam xuất sang thị trường các nước được kiểm định rất nghiêm ngặt, nhất là thị trường Nhật Bản. Hiện nước này có đến 600 mẫu kiểm định, nếu kiểm định sản phẩm có chứa những chất này họ sẽ không nhập khẩu.