Xuất Khẩu Chậm, Thanh Long Giảm Giá

Cùng chung số phận với nhiều loại nông sản khác, giá trái thanh long – một loại nông sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - hiện đã giảm 20 – 40% so với mức giá cách nay khoảng hai tuần.
Trong vòng khoảng 2 tuần nay, loại thanh long ruột đỏ có mẫu mã đẹp đã rớt giá từ mức giá 70.000 – 73.000 đồng/ki lô gam xuống còn 28.000 – 30.000 đồng/ki lô gam; thanh long ruột trắng từ 25.000 – 27.000 đồng/ki lô gam giảm còn 20.000 – 22.000 đồng/ki lô gam.
Vào thời điểm đầu tháng 2-2014 giá thanh long ruột đỏ cao gấp ba lần thanh long ruột trắng vì theo các nhà vườn diện tích trồng thanh long ruột đỏ hiện chỉ chiếm khoảng 15 – 20% trong tổng số diện tích trồng thanh long, cây thanh long ruột đỏ cũng chỉ cho năng suất tương đương 60 – 70% cây thanh long ruột trắng.
Ông Võ Chí Thiện, Chủ nhiệm hợp tác xã thanh long Mỹ Tịnh An (xã Mỹ Tịnh An, Chợ Gạo, Tiền Giang), cho rằng nguyên nhân khiến thanh long rớt giá mạnh là do thị trường Trung Quốc hiện ăn hàng chậm.
Kết quả nghiên cứu thị trường của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam cho thấy 54% sản lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trong khi tính ổn định của thị trường này thường không cao. Chính vì vậy, nhà vườn trồng thanh long ở khu vực ĐBSCL vừa trúng đậm hồi những tháng đầu năm, nay lại rơi vào tình trạng rớt giá.
Diện tích trồng thanh long ở khu vực ĐBSCL tập trung phần lớn ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) với khoảng 3.500 héc ta. Tỉnh Long An cũng có khoảng 2.700 héc ta thanh long, tập trung hầu hết ở huyện Châu Thành.
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) dự báo, nhu cầu tiêu thụ rau, quả trên thế giới tăng hàng năm khoảng 3,6% trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ 2,6%, nên một số loại trái cây nhiệt đới, trong đó có thanh long, sẽ có nhiều ưu thế trong tương lai. Ông Phạm Văn Tới, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), cho biết diện tích trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo hiện đã vượt 15% so quy hoạch của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các huyện thuộc vùng U Minh Thượng rộ lên phong trào nuôi tôm sú "châu Phi". Giống này được các cơ sở tôm giống bán với giá rất cao (75 đồng/con, cao hơn từ 25 - 30 đồng/con so với tôm giống bình thường), kèm theo những lời quảng cáo về sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loại tôm này.

Do lũ rút, cua đồng ít dần nên giá cua tại các chợ huyện, thị, thành ở tỉnh An Giang đã tăng đáng kể. Cụ thể giá cua từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, còn càng cua giá 120.000 - 160.000 đồng/kg.

Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu. Mùn này đựơc rải lên nền chuồng, sau đó kết hợp với một lớp men vi sinh vật có ích.

Các trại nuôi tôm của Charoen Pokphand Foods (CP Foods) và Plutaluang Water Aquaculture tại tỉnh Chonburi, Thái Lan đã được kiểm tra để phát hiện dấu hiệu EMS.