Xuất khẩu cá tra giành lại thị trường EU

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá XK hàng thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2015 vào EU chỉ đạt 547 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 5 tháng đầu năm, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị cá tra XK sang thị trường EU “bốc hơi” 15,6% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 118,9 triệu USD.
Phân tích về nguyên nhân sụt giảm XK cá tra, theo VASEP, trong vòng 2 năm trở lại đây, công tác quảng bá thương hiệu cá tra Việt Nam tại EU còn yếu, chất lượng bị “bôi xấu”, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhận thức của người tiêu dùng và các nhà NK. Thêm vào đó, từ cuối năm 2014, đồng Euro bị mất giá kỷ lục so với USD cũng tác động lớn đến sức cạnh tranh của hàng Việt.
Là một trong những thị trường chủ lực của thủy sản Việt Nam, nhưng EU đang có xu hướng giảm lượng nhập khẩu (NK) thủy sản từ Việt Nam do uy tín chất lượng giảm, sự cạnh tranh của các sản phẩm từ các nước khác, các rào cản về tiêu chuẩn sản xuất thủy sản như GlobalGAP, ASC. Do đó, nếu Việt Nam không có những nỗ lực để thay đổi chất lượng, hình ảnh, và tuân thủ các quy định sản xuất tốt hơn thì XK cá tra vào EU khó tăng trở lại.
Hơn nữa, tiếp cận hệ thống bán lẻ khu vực thị trường EU đang đặt ra nhiều thách thức cho DN Việt về yêu cầu chất lượng, quy chuẩn cao, đàm phán tài chính khắt khe, yêu cầu lượng cung hàng lớn, thương hiệu...
Theo VASEP, để góp phần giành lại thị trường EU, thời gian tới, các DN cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu, chất lượng cá tra một cách hiệu quả, giành lại niềm tin của người tiêu dùng EU.
Ngoài ra, để tăng lực cho cá tra, cần thực hiện các giải pháp cấp bách như: Ổn định vùng nguyên liệu chất lượng cao; ưu tiên hỗ trợ vốn cho sản xuất và chế biến; gia tăng chế biến sâu và chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng. Quan trọng hơn, Chính phủ cần có biện pháp tăng cường kiểm soát chất lượng XK để tránh gian lận về chất lượng khiến uy tín sản phẩm cá tra bị ảnh hưởng. Đồng thời, các DN cần tích cực, chủ động yêu cầu hỗ trợ về mặt kỹ thuật, thông tin tiêu chuẩn, thông tin thị truờng... từ chính nhà phân phối để bảo đảm sản phẩm phù hợp quy định chung của EU, với yêu cầu của nhà nhập khẩu và được nguời tiêu dùng chấp nhận.
Để góp phần giành lại thị trường EU, thời gian tới, các DN cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu, chất lượng cá tra một cách hiệu quả, giành lại niềm tin của người tiêu dùng EU.
Có thể bạn quan tâm

9 tháng đầu năm, Trung tâm Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chăm sóc, nuôi giữ 8 loài cá bố mẹ gồm lăng nha, chép, trắm cỏ, mè hoa, mè trắng, trê, rô phi, ếch.

“Vụ lúa trên đất nuôi tôm chỉ nên sản xuất ở những nơi đủ điều kiện, đừng quá rập khuôn theo kế hoạch để rồi dẫn đến thiệt hại không đáng có”. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải.

Thực hiện dự án khuyến nông Trung ương năm 2015, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang triển khai mô hình “Nuôi thâm canh lươn đồng”, nhằm giúp nông dân tiếp cận với biện pháp nuôi lươn kỹ thuật mới.

Thực hiện phong trào chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, ngành Thuỷ sản Bắc Ninh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.

Những tháng cuối năm được xác định là thời điểm “vàng” để ngành kinh tế thủy sản bứt phá hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu năm. Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau đã có kế hoạch nhằm cùng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản dồn sức cho thời cơ này.