Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu cá tra giảm mạnh

Xuất khẩu cá tra giảm mạnh
Ngày đăng: 09/11/2015

Công nhân chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Tiền Giang

Giá trị xuất khẩu sản phẩm cá tra sang năm thị trường lớn là Mỹ, EU, ASEAN, Mexico và Brazil bị sụt giảm nhiều nhất, giảm từ 1,3-40,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thị trường khác (trừ Trung Quốc và Anh) kết quả vẫn không khả quan hơn.

Lý giải điều này, một nguồn tin từ VASEP cho biết, biến động tỷ giá chỉ là một phần nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu cá tra sụt giảm.

Nguyên nhân chính vẫn là nguồn cung các loại cá thịt trắng khác ở các thị trường này đang được mở rộng, cá tra phải chịu cạnh tranh gay gắt về giá.

Bên cạnh đó, dù có mức giá ổn định, thịt cá ít mùi, dễ chế biến nhưng hình ảnh cá tra Việt Nam vẫn chưa được quảng bá tốt ở những thị trường trên.

“Các chiến dịch quảng bá thương hiệu cá tra Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp mà không tiếp cận trực tiếp được với người tiêu dùng nước ngoài.

Họ không biết rõ con cá này được nuôi ra sao, chế biến như thế nào nên có tâm lý e ngại” nguồn tin cho biết thêm.

Trước đó, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Nghị định 36/2014/NĐ-CP về quy hoạch và đưa ra các quy chuẩn đối với việc nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra.

Theo đề xuất này, Chính phủ sẽ không áp dụng ngay các quy định nghiêm ngặt về hàm ẩm, tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá tra, cũng như lùi thời hạn áp dụng tiêu chuẩn VietGap để các doanh nghiệp đủ thời gian điều chỉnh.

Cụ thể, sẽ áp dụng mạ băng tối đa 20% và hàm ẩm tối đa 86% cho đến ngày 31/12/2018 và từ ngày 1/1/2019 mới chính thức áp dụng mạ băng không quá 10% và hàm ẩm không vượt quá 83% theo Nghị định.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất Chính phủ lùi thời hạn để các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận VietGap hoặc các chứng nhận quốc tế tương đương đến ngày 31/12/2016, thay vì là 31/12/2015.

Trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay, quyết định trên được cho là đã phần nào gỡ được gánh nặng cho các doanh nghiệp và người nuôi cá tra.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Cà Phê, Cao Su Làm Giàu Từ Cà Phê, Cao Su

Năm 1975, trong đoàn quân rời thủ đô vào chiến trường Tây Nguyên có cô quân y Nguyễn Thị Vân vừa tròn 19 tuổi. Chị về quê lập gia đình. Chị bàn với chồng, chọn cách đi lên từ nông nghiệp.

24/04/2012
Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Trên Ruộng Lúa Ở Hà Vị Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Trên Ruộng Lúa Ở Hà Vị

Trong những năm qua, xã Hà Vị (Bạch Thông - Bắc Kạn) đã đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để nông dân tiếp thu, áp dụng vào sản xuất và đời sống. Theo đó năm 2011 - 2012, Trung tâm giống Cây trồng - Vật nuôi tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá – lúa nhằm giúp người dân địa phương thâm canh tăng vụ.

21/06/2012
Nuôi Cá Tra: Vì Sao Lỗ Nhiều Hơn Lãi ? Nuôi Cá Tra: Vì Sao Lỗ Nhiều Hơn Lãi ?

Xuất khẩu cá tra liên tục tăng lên trong những năm qua, và năm nay hoàn toàn có thể đạt mốc 2 tỷ USD. Nhưng người nuôi cá tra trong 5 năm qua lại thường ở trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi.

24/04/2012
Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Chứa Ở Vĩnh Thạnh (Bình Định) Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Chứa Ở Vĩnh Thạnh (Bình Định)

Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã triển khai mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng trên hồ chứa Bình Định, với quy mô 90 m3 lồng và 2 hộ tham gia. Mô hình được hỗ trợ 100% chi phí cá giống và 50% thức ăn. Kích cỡ cá giống ban đầu là 25 g/con, mật độ thả 80 con/m3

14/12/2011
Tỉ Phú Cá Lăng Tỉ Phú Cá Lăng

Rất nhiều người ở Tây nguyên nuôi được cá lăng, nhưng trúng đậm tiền tỉ từ loài cá có nguồn gốc hoang dã này chỉ có anh Nguyễn Minh Tuấn ở xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột.

21/06/2012