Xuất khẩu cá tra giảm mạnh

Công nhân chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Tiền Giang
Giá trị xuất khẩu sản phẩm cá tra sang năm thị trường lớn là Mỹ, EU, ASEAN, Mexico và Brazil bị sụt giảm nhiều nhất, giảm từ 1,3-40,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường khác (trừ Trung Quốc và Anh) kết quả vẫn không khả quan hơn.
Lý giải điều này, một nguồn tin từ VASEP cho biết, biến động tỷ giá chỉ là một phần nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu cá tra sụt giảm.
Nguyên nhân chính vẫn là nguồn cung các loại cá thịt trắng khác ở các thị trường này đang được mở rộng, cá tra phải chịu cạnh tranh gay gắt về giá.
Bên cạnh đó, dù có mức giá ổn định, thịt cá ít mùi, dễ chế biến nhưng hình ảnh cá tra Việt Nam vẫn chưa được quảng bá tốt ở những thị trường trên.
“Các chiến dịch quảng bá thương hiệu cá tra Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp mà không tiếp cận trực tiếp được với người tiêu dùng nước ngoài.
Họ không biết rõ con cá này được nuôi ra sao, chế biến như thế nào nên có tâm lý e ngại” nguồn tin cho biết thêm.
Trước đó, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Nghị định 36/2014/NĐ-CP về quy hoạch và đưa ra các quy chuẩn đối với việc nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra.
Theo đề xuất này, Chính phủ sẽ không áp dụng ngay các quy định nghiêm ngặt về hàm ẩm, tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá tra, cũng như lùi thời hạn áp dụng tiêu chuẩn VietGap để các doanh nghiệp đủ thời gian điều chỉnh.
Cụ thể, sẽ áp dụng mạ băng tối đa 20% và hàm ẩm tối đa 86% cho đến ngày 31/12/2018 và từ ngày 1/1/2019 mới chính thức áp dụng mạ băng không quá 10% và hàm ẩm không vượt quá 83% theo Nghị định.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất Chính phủ lùi thời hạn để các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận VietGap hoặc các chứng nhận quốc tế tương đương đến ngày 31/12/2016, thay vì là 31/12/2015.
Trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay, quyết định trên được cho là đã phần nào gỡ được gánh nặng cho các doanh nghiệp và người nuôi cá tra.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi gây hại tại xã Sông Côn thuộc huyện Đông Giang, thời gian gần đây dịch lở mồm long móng tiếp tục lây lan đến xã Zuôil và Tà Pơ (huyện Nam Giang - Quảng Nam) khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh.

Thời gian gần đây, nông dân ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Yên Định, Vĩnh Lộc… (Thanh Hóa) đang hết sức vui mừng khi giá ớt quả bất ngờ tăng vọt, gấp 7-10 lần so với năm trước. Bình quân mỗi sào ớt mang về cho người dân từ 18-20 triệu đồng.

Vụ xuân hè năm nay, xã Đức Chính (Cẩm Giàng - Hải Dương) gieo trồng 70 ha cây dưa hấu. Đến thời điểm này, xã đã thu hoạch được khoảng 15 ha.

Thời gian tới, người dân muốn được nuôi tôm phải có diện tích nuôi tối thiểu từ 2.000 mét vuông trở lên và bên cạnh đó phải có từ 15 - 20% diện tích ao lắng.

Hiện nay, nông dân đang tập trung thả giống nuôi vụ tôm mới, chủ yếu tập trung ở huyện Hòa Bình, Đông Hải, Giá Rai và TP. Bạc Liêu.