Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu cá tra giảm 8,8% so với cùng kỳ

Xuất khẩu cá tra giảm 8,8% so với cùng kỳ
Ngày đăng: 11/08/2015

Theo VASEP, nguyên nhân xuất khẩu cá tra giảm là do hai thị trường chủ lực gồm Mỹ và EU giảm nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Tại Mỹ, sau khi có kết quả cuối cùng thuế CBPG giai đoạn POR10 với mức thuế cao, giá xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm do nhà nhập khẩu hạn chế mua vào; đồng thời nhu cầu cá rô phi - sản phẩm cạnh tranh với cá tra tại Mỹ tăng đã khiến cho thị phần cá tra Việt Nam tại Mỹ sụt giảm.

Với thị trường EU, từ cuối năm 2014, đồng EUR bị mất giá so với USD khiến cho các nhà nhập khẩu giảm nhập cá tra và gửi đề nghị các nhà cung cấp Việt Nam giảm giá bán. Đây là nguyên nhân xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường EU giảm mạnh. Trong 5 thị trường đơn lẻ xuất khẩu hàng đầu tại EU chỉ có duy nhất giá trị xuất khẩu sang thị trường Anh tăng trưởng ổn định, các thị trường còn lại đều sụt giảm. Cụ thể, Tây Ban Nha giảm 14%; Hà Lan giảm 20,7%; Đức giảm 32%; Italy giảm 23,3%.

Ngoài khó khăn từ phía thị trường, VASEP cho hay, các DN xuất khẩu cá tra còn đang gặp vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 36/2014/NĐ-CP, trong đó có quy định về tỷ lệ mạ băng với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh xuất khẩu và thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu với Hiệp hội cá tra Việt Nam. Điều này đang tạo áp lực về tâm lý cho DN cá tra, đồng thời cũng làm cho cho các đối tác chủ động giảm nhập khẩu để nghe ngóng tình hình. Nếu nghị định này không được sửa đổi theo hướng thuận lợi hơn, xuất khẩu cá tra sẽ còn sụt giảm mạnh trong các tháng cuối năm.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa Sẽ Là Trung Tâm Giao Dịch Cá Ngừ Của Cả Nước Khánh Hòa Sẽ Là Trung Tâm Giao Dịch Cá Ngừ Của Cả Nước

Để giải quyết những tồn tại của ngành cá ngừ, giúp ngành này phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Dự thảo Đề án tổ chức, khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Với đề án này, tỉnh Khánh Hòa sẽ là trung tâm giao dịch cá ngừ của cả nước.

14/07/2014
Những Kết Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Những Kết Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và phối, kết hợp giữa các ngành, các đơn vị và chính quyền địa phương cùng với sự chủ động sáng tạo của người nuôi nên nhìn chung các chỉ tiêu kế hoạch nuôi trồng thủy sản trong năm 2014 đạt khá.

04/12/2014
Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi

Cùng lãnh đạo thôn Kép, xã Việt Tiến (Việt Yên) đi một vòng quanh trang trại chăn nuôi của gia đình ông Hà Chuẩn Chinh thuộc địa bàn thôn cho thấy, từ xa đã bốc lên mùi xú uế nồng nặc. Màu nước thải đen ngòm của trang trại chảy ra kênh mương, đồng ruộng liền kề.

14/07/2014
Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi

Cụ thể, giống heo tự túc trong dân để nuôi nông hộ đáp ứng khoảng 82,5%, cung cấp từ một số tỉnh lân cận là 17,5%. Giống gà tự túc trong dân đáp ứng 22,5%, cung cấp từ các tỉnh chiếm 77,5%; giống thủy cầm tự túc trong dân chỉ 5%, cung cấp từ ngoài tỉnh vào tới 95% (khoảng 2,8 triệu con/năm).

14/07/2014
Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững

Duy trì mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là 11.000 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao, đặc biệt là nhóm giống ST sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm, đồng thời phát huy tốt các mô hình trồng màu trên bờ bao và nuôi các giống loài thủy sản khác để tăng thu nhập cho nông dân.

04/12/2014