Xuất Khẩu Cá Tra Đồng Bằng Sông Cửu Long Đạt Giá Trị Hơn 1,1 Tỷ USD

Theo Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra ĐBSCL, các tỉnh trong vùng vừa xuất 84.000 tấn cá tra.
Như vậy, Tổng lượng cá tra đã xuất từ đầu năm đến nay sang 133 quốc gia và vùng lãnh thổ được nâng lên 377.000 tấn, trị giá 1,132 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ năm 2011 là 3,2%. Trong đó, Mỹ, các nước EU, ASEAN tiêu thụ 59% lượng cá tra.
Giá cá tra nguyên liệu vào thời điểm đầu năm 2012 có lúc đạt 28.000 đồng/kg, nhưng hiện chỉ còn 22.000 - 22.500 đồng/kg. Giá thức ăn tiếp tục tăng làm cho giá thành sản xuất mỗi kg cá tra từ 23.800 - 24.200 đồng/kg.
Với giá trên, người nuôi bị lỗ và hiện đã xuất hiện tình trạng “treo ao” với diện tích vài trăm ha. Dự báo từ nay đến cuối năm, các nhà máy chế biến sẽ bị thiếu nguyên liệu cá trầm trọng.
Nhằm tháo gỡ khó khăn trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các tỉnh ĐBSCL ổn định diện tích nuôi ít nhất 5.500 ha trong năm 2012, phấn đấu đạt sản lượng 1,2 triệu tấn cá thịt, không để các nhà máy chế biến thiếu nguyên liệu.
Các tỉnh cần quan tâm chất lượng cá giống, chất lượng thức ăn để đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tăng cường bảo vệ và phát triển thị trường cá tra, chủ động đấu tranh với những thông tin sai lệch, bôi nhọ sản phẩm cá tra Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.

Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.

Xác định rõ điều đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập nhưng vì nhiều lí do, việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến thu nhập, phát triển sản xuất tại các địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Sau gần 4 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh vẫn còn 15 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.

Trong quý I năm 2014, do trời mưa kéo dài và rét đậm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của 319ha/348ha chè kinh doanh ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Đặc biệt, đợt mưa lũ trong quý III vừa qua cũng đã làm nhiều diện tích chè kinh doanh ở các xóm của xã Tân Cương có địa hình thấp nằm dọc theo sông Công, như: Soi Vàng, Guộc, Gò Pháo, Hồng Thái 1, Hồng Thái 2... bị xói bật gốc, sạt lở.

Anh Ma Khánh Tuyên, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung chia sẻ: Con đường này đã được mở rộng và dễ đi hơn rất nhiều so với trước. Bây giờ có thể đi xe máy, xe đạp vào bản chức không như những năm 2003, 2004, 2005, muốn vào đây phải đi bộ men theo con đường mòn lởm chởm đá dài tới 5km, mất cả mấy tiếng đồng hồ mới tới nơi.