Xuất khẩu cá tra cần hướng về thị trường trọng điểm

Đây là khẳng định của TS. Siefried Bank-chuyên gia EU- tại cuộc Hội thảo “Phát triển cá tra bền vững tại Việt Nam- Các phân tích và khuyến nghị về chính sách” do Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) tổ chức mới đây.
Theo những thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 9 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị cá tra xuất khẩu đạt 1,16 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang 5 thị trường lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico và Braxin (chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra) giảm 1,3 - 40,6% so với cùng kỳ năm 2014.
VASEP dự báo: Do khó khăn về thị trường nên xuất khẩu cá tra năm 2015 rất có thể “âm” so với năm 2014.
Theo đánh giá của Trung tâm sản xuất sạch hơn, chuỗi giá trị cá tra Việt Nam đang phải gánh chịu rất nhiều các loại chi phí, khiến sản phẩm thiếu sức cạnh tranh.
Ông Lê Xuân Thịnh- Giám đốc Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở Việt Nam- cho hay: Giá xuất khẩu cá tra đã giảm dần, năm 2002 đứng ở mức 3 USD/kg, các năm sau đã giảm xuống khoảng 2,33 USD/kg, thậm chí năm nay chỉ còn 2,1 USD/kg...
Con đường xuất ngoại của cá tra Việt Nam còn nhiều gập ghềnh.
Đó là chuyện bình thường.
Điều quan trọng là các DN chế biến, xuất khẩu cá tra sẽ làm gì và chọn những con đường mới nào để vững tin đi tiếp?
Để có thể phát triển và xuất khẩu sản phẩm cá tra bền vững, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên hướng trọng tâm tới một số thị trường trọng điểm như EU, Mỹ… từ đó tạo nền tảng xây dựng chuỗi giá trị sản xuất phù hợp với thực tế.
Đặc biệt, EU là thị trường đòi hỏi chất lượng cao nhất nên có thể lấy đây làm thị trường “điểm” để xác lập chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu không phụ gia, thu phục lòng tin của người tiêu dùng, rồi từ EU lan tỏa sang các thị trường khác.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), những giếng khoan lấy nước mặn do nông dân khoan trái phép trong quy hoạch ngọt hóa đã được san lấp. Tuy nhiên, việc nông dân tự thay đổi mô hình làm ăn kinh tế phù hợp với điều kiện ngọt hóa thì vẫn còn rất chậm. Nguyên nhân là do có nhiều gia đình đã lâm vào kiệt quệ, nợ nần nên không thể tự chuyển mình. Hiện nay, một số ao bị bỏ không hoặc chỉ nuôi tôm cầm chừng…
Hiện mỗi năm Khánh Hòa có khoảng từ 25.000 - 28.000 lồng nuôi thương phẩm tôm hùm, tập trung tại các khu vực nuôi như: Vịnh Vân Phong - huyện Vạn Ninh, Vịnh Nha Trang và TP.Cam Ranh. Số lượng thả nuôi nhiều nhưng nguồn con giống khai thác tự nhiên tại địa phương chỉ đủ cung cấp từ 30 - 40% nhu cầu thả nuôi của các hộ dân.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị XK NT2MV đạt 40,21 triệu USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014. Top 9 thị trường chiếm 92% tổng giá trị XK NT2MV của Việt Nam.Trong 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam XK NT2MV sang 48 nước, giảm 4 nước so với cùng kỳ năm 2014.

Tính đến thời điểm này, xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đạt trên 20.000 tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2014 (trong đó tôm đông lạnh đạt trên 19.600 tấn).

Cá tra phile đông lạnh xuất khẩu chỉ 56.000 đồng – 60.000 đồng/kg nhưng bán tại Hà Nội là 70.000 đồng – 80.000 đồng/kg.