Xuất khẩu cà phê rang xay tăng mạnh

Cà phê chế biến ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.
Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến xuất khẩu cà phê chế biến (rang xay, hòa tan).
Cụ thể, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2012 xuất khẩu cà phê chế biến đạt gần 52.000 tấn đã tăng lên 54.000 tấn vào 2014, chiếm 3,2% tổng lượng xuất khẩu, giá trị đạt gần 274 triệu USD, chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
9 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê chế biến gần 52.000 tấn với kim ngạch 226 triệu USD. Dự kiến cả năm, lượng xuất khẩu cà phê chế biến có thể tăng 25% so với 2014, đạt mức xuất khẩu 68.000 tấn, trị giá trên 300 triệu USD.
Trong khi cà phê chế biến tăng mạnh thì ở chiều ngược lại cà phê nhân xuất khẩu ngày một giảm. Năm 2012, mặt hàng xuất khẩu này đạt gần 1,7 triệu tấn, nhưng sang năm 2013 chỉ xuất được trên 1,2 triệu tấn và tăng lên 1,6 triệu tấn trong năm 2014.
Riêng 9 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cà phê nhân chỉ đạt 900.000 tấn.
Theo Vicofa, có hai nguyên nhân chính khiến xuất khẩu cà phê nhân giảm. Thứ nhất là do thời tiết thay đổi nên cà phê mất mùa khiến sản lượng giảm khoảng 20%.
Thứ hai là nhiều hãng cà phê ngoại đưa các nhà máy chế biến đi vào hoạt động, cùng với nhiều cơ sở rang xay nhỏ phát triển khiến cà phê chế biến gia tăng.
Vifoca nhận định, cà phê nhân xuất khẩu sẽ giảm dần để nhường chỗ cho cà phê rang xay và hòa tan đang tăng trưởng nhanh.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, những vườn tre trồng lấy măng trên Núi Cấm thuộc xã An Hảo huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đang bước vào mùa thu hoạch rộ, cung cấp một sản lượng lớn măng tươi cho cả khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Theo định hướng, diện tích sản xuất lúa vụ thu đông năm 2015 của tỉnh Đồng Tháp là 100.000ha. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của ngành chức năng, đến giữa tháng 7, toàn tỉnh đã xuống giống được 120.000ha, bằng 120% kế hoạch, nhiều hơn so với diện tích xuống giống vụ thu đông cùng kỳ năm trước gần 24.000ha (tăng 25%).

Ông Võ Văn Minh- Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp Tây Ninh cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tập trung phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo để cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cho người dân.

Trước đây, cây trồng bị bệnh chỉ có nước... chờ chết. Nhưng nay đã có đội ngũ bác sĩ thăm khám, cho toa, bốc thuốc cho cây trồng. Thậm chí có cả bác sĩ thăm khám tận vườn hoặc tư vấn từ xa hoàn toàn miễn phí. Đó là những hoạt động của Bệnh viện Cây trồng tỉnh Trà Vinh.

Tận dụng những vạt đồi, sườn núi, chân ruộng cao khó khăn về nước tưới, nông dân xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã đưa cây kim tiền thảo vào trồng tại địa phương. Sau vài năm, loại cây dược liệu này đã mang lại thu nhập cao cho các hộ.