Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu cà phê nhân dần nhường chỗ cho cà phê hòa tan

Xuất khẩu cà phê nhân dần nhường chỗ cho cà phê hòa tan
Ngày đăng: 05/11/2015

Theo Vicofa,  cà phê Việt Nam được thị trường thế giới biết đến với danh hiệu nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất.

Tuy nhiên đó chỉ là về lượng, còn giá trị thực tế rất thấp do giá Robusta luôn thấp hơn Arabica gần một nửa và Việt Nam lại xuất khẩu chủ yếu cà phê nhân. 

Năm 2012 lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn, đến năm 2013 chỉ đạt trên 1,2 triệu tấn.

Năm 2014 lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt trên 1,6 triệu tấn và 9 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 900 ngàn tấn.

Vicofa cho biết có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lượng cà phê chế biến xuất khẩu tăng, một là do mất mùa do thời tiết khiến sản lượng giảm khoảng 20% và hai là do đầu tư nước ngoài của Nestlé, Olam, Cà phê Ngon đưa các nhà máy chế biến đi vào hoạt động tiêu thụ lớn lượng cà phê nhân, đặc biệt nhiều cơ sở rang xay nhỏ phát triển khiến cà phê chế biến gia tăng.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, năm 2012 lượng xuất khẩu cà phê chế biến đạt gần 52 ngàn tấn với kim ngạch trên 175 triệu USD, lần lượt chiếm 3% và 4,8% so với tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Năm 2014 lượng xuất khẩu cũng xấp xỉ 54 ngàn tấn, chiếm 3,2% tổng lượng xuất nhưng kim ngạch lại đạt gần 274 triệu USD, chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Dự kiến năm 2015 lượng xuất khẩu cà phê chế biến có thể tăng 25% so với năm 2014 do 9 tháng đầu năm đã xuất khẩu được gần 52 ngàn tấn với kim ngạch 226 triệu USD.

Vicofa cho biết, những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến việc xuất khẩu cà phê chế biến (rang xay, hòa tan), lượng cà phê nhân tiêu dùng trong nước đã tăng từ 5 – 7% năm 2010 nay đã tăng lên trên 10%.

Như vậy mục tiêu 15% vào năm 2020 có thể sẽ đạt được.

Điều đó có nghĩa lượng cà phê nhân xuất khẩu ngày một giảm.

Vicofa nhận định, ít có nước nào có được tăng trưởng về sản lượng cà phê nhân xuất khẩu như của Việt Nam.

Cũng ít nước có các cửa hàng cà phê xuất hiện nhiều như nấm ở khắp cả nước, lượng cà phê chế biến tiêu thụ tăng lên rõ rệt.

Giới trẻ Việt Nam ngày một ưa chuộng và thích thú thưởng thức ly cà phê Việt Nam.

Với xu hướng như hiện nay, Vicofa dự kiến lượng cà phê nhân xuất khẩu sẽ giảm dần nhường chỗ cho cà phê rang xay và hòa tan đang tăng trưởng nhanh.


Có thể bạn quan tâm

Trồng rau cho có ăn là không khó! Trồng rau cho có ăn là không khó!

Đó là cách nói dân dã của các hộ nông dân chuyên về nghề trồng rau mà họ gắn bó bao năm nay. Tuy nhiên, bên cạnh việc chăm chỉ làm ăn của chính các hộ dân, sự đầu tư thiết bị sản xuất, kỹ thuật gieo trồng, nguồn nước tưới và đầu ra sản phẩm từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương là yếu tố hỗ trợ tích cực cho người trồng rau bám đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

02/07/2015
Chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng Chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng

Hiện tại nông dân các địa phương trong tỉnh đang tất bật xuống giống cây trồng vụ mùa 2015. Đây là thời điểm các huyện phía Tây bước vào mùa mưa nên các loại sâu bệnh gây hại có thể xuất hiện mạnh trên cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu…

02/07/2015
Lúa Hè thu trổ cây Lúa Hè thu trổ cây

Ngoài cánh đồng lúa Hè thu ở khu vực 2, phường III, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, đang xuất hiện một vài trường hợp khá hy hữu. Khi mà ruộng đến ngày thu hoạch bỗng nhiên trên bông lúa vàng đâm chồi xanh mướt, hoặc hạt nứt vỏ lộ cả phần gạo trắng phía bên trong.

02/07/2015
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng đi hiệu quả Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng đi hiệu quả

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng địa phương là chủ trương lớn của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) sau khi tái lập huyện.

02/07/2015
Sơn tra, vối thuốc- hai loại cây cần phát triển ở vùng cao Sơn tra, vối thuốc- hai loại cây cần phát triển ở vùng cao

Dự án trồng cây sơn tra, vối thuốc trong rừng phòng hộ giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái).

02/07/2015