Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu cà phê nhân dần nhường chỗ cho cà phê hòa tan

Xuất khẩu cà phê nhân dần nhường chỗ cho cà phê hòa tan
Ngày đăng: 05/11/2015

Theo Vicofa,  cà phê Việt Nam được thị trường thế giới biết đến với danh hiệu nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất.

Tuy nhiên đó chỉ là về lượng, còn giá trị thực tế rất thấp do giá Robusta luôn thấp hơn Arabica gần một nửa và Việt Nam lại xuất khẩu chủ yếu cà phê nhân. 

Năm 2012 lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn, đến năm 2013 chỉ đạt trên 1,2 triệu tấn.

Năm 2014 lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt trên 1,6 triệu tấn và 9 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 900 ngàn tấn.

Vicofa cho biết có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lượng cà phê chế biến xuất khẩu tăng, một là do mất mùa do thời tiết khiến sản lượng giảm khoảng 20% và hai là do đầu tư nước ngoài của Nestlé, Olam, Cà phê Ngon đưa các nhà máy chế biến đi vào hoạt động tiêu thụ lớn lượng cà phê nhân, đặc biệt nhiều cơ sở rang xay nhỏ phát triển khiến cà phê chế biến gia tăng.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, năm 2012 lượng xuất khẩu cà phê chế biến đạt gần 52 ngàn tấn với kim ngạch trên 175 triệu USD, lần lượt chiếm 3% và 4,8% so với tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Năm 2014 lượng xuất khẩu cũng xấp xỉ 54 ngàn tấn, chiếm 3,2% tổng lượng xuất nhưng kim ngạch lại đạt gần 274 triệu USD, chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Dự kiến năm 2015 lượng xuất khẩu cà phê chế biến có thể tăng 25% so với năm 2014 do 9 tháng đầu năm đã xuất khẩu được gần 52 ngàn tấn với kim ngạch 226 triệu USD.

Vicofa cho biết, những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến việc xuất khẩu cà phê chế biến (rang xay, hòa tan), lượng cà phê nhân tiêu dùng trong nước đã tăng từ 5 – 7% năm 2010 nay đã tăng lên trên 10%.

Như vậy mục tiêu 15% vào năm 2020 có thể sẽ đạt được.

Điều đó có nghĩa lượng cà phê nhân xuất khẩu ngày một giảm.

Vicofa nhận định, ít có nước nào có được tăng trưởng về sản lượng cà phê nhân xuất khẩu như của Việt Nam.

Cũng ít nước có các cửa hàng cà phê xuất hiện nhiều như nấm ở khắp cả nước, lượng cà phê chế biến tiêu thụ tăng lên rõ rệt.

Giới trẻ Việt Nam ngày một ưa chuộng và thích thú thưởng thức ly cà phê Việt Nam.

Với xu hướng như hiện nay, Vicofa dự kiến lượng cà phê nhân xuất khẩu sẽ giảm dần nhường chỗ cho cà phê rang xay và hòa tan đang tăng trưởng nhanh.


Có thể bạn quan tâm

Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Môi Hở Răng Lạnh Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Môi Hở Răng Lạnh

Ở Quảng Ngãi, dịch bệnh liên tục hoành hành trên tôm. Người đau thì cần bác sỹ, tôm bệnh thì cần thú y thủy sản. Thế nhưng chẳng thấy bóng dáng cán bộ thú y thủy sản đâu, người nuôi tôm đơn độc chống chọi dịch bệnh trong vô vọng.

24/03/2012
Thu Hơn Trăm Triệu/năm Nhờ Hiểu Ếch Thu Hơn Trăm Triệu/năm Nhờ Hiểu Ếch

Tôi bắt tay nghiên cứu cách cho ếch sinh sản qua tài liệu, sách báo, đồng thời đến những trang trại nuôi ếch nổi tiếng trong và ngoài tỉnh để học hỏi. Năm 2006, tôi đã cho ếch mẹ sinh sản thành công. Mỗi năm, đàn ếch bố mẹ của tôi sinh sản khoảng 6 vạn con giống, thu về 120 triệu đồng

22/10/2011
Nuôi Tôm Trước Nguy Cơ Dịch Bệnh Nuôi Tôm Trước Nguy Cơ Dịch Bệnh

Những tháng đầu năm 2011, người nuôi tôm Cà Mau rất phấn khởi, có thời điểm giá tôm nguyên liệu tăng lên đỉnh điểm, cao nhất từ trước đến nay

12/08/2011
Hiệu Quả Mô Hình Phát Triển Chè Shan, Bò H’ Mông Hiệu Quả Mô Hình Phát Triển Chè Shan, Bò H’ Mông

Ngày 10/5, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tổ chức Hội thảo "Sự tham gia của dân tộc thiểu số trong chuỗi giá trị chè Shan ở Hà Giang".

11/05/2012
Cơ Hội Mới Cho Người Trồng Nấm Ở Thừa Thiên Huế Cơ Hội Mới Cho Người Trồng Nấm Ở Thừa Thiên Huế

Sau thành công mô hình chế biến rơm rạ, rác thải thành phân bón hữu cơ ở nhiều nơi, gần đây, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, Sở KH&CN, (gọi tắt là trung tâm) lại mở ra thêm cơ hội mới cho người sản xuất, kinh doanh nấm trên địa bàn.

19/05/2012