Xuất khẩu cà phê giảm một nửa

Nguyên nhân khiến xuất khẩu cà phê năm nay giảm mạnh là vì thị trường thế giới cung nhiều hơn cầu.
Nhiều quốc gia dự trữ sản lượng cà phê lớn đều giảm lượng dự trữ tung hàng ra khiến giá cà phê trên thế giới càng giảm sâu.
Giá cà phê giảm mạnh, thị trường tiêu thụ khó khăn nên nhiều doanh nghiệp Đồng Nai giảm lượng hàng xuất khẩu, đợi giá tốt lên mới bán ra.
Hiện cà phê của Đồng Nai đã xuất qua được trên 20 nước trên thế giới.
Mặc dù sản lượng cà phê xuất khẩu giảm 50,7%, nhưng kim ngạch vẫn đạt trên 419 triệu USD, bằng gần 77% so với cùng kỳ năm trước.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, thị trường xuất khẩu cà phê từ nay đến hết năm 2015 vẫn chưa có dấu hiệu sáng sủa hơn.
Có thể bạn quan tâm

Tại cuộc họp giao ban chiều 19/6, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) T.Ư cho biết, tính đến nay cả nước đã có 65% số xã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng NTM, tăng 15% so với năm 2011.

Tuy nhiên trên những cánh đồng nhiều trà lúa đang trong những giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Bên cạnh ruộng lúa đang phơi vàng bông chín đỏ đuôi thì còn có những thửa ruộng đang làm đòng và những đám ruộng còn xanh tơ. Do vậy, nhiều nông dân cho biết vẫn chưa hết nỗi lo trước tình hình sâu bệnh gây hại lúa, làm sao để tới kỳ gặt lúa trúng mùa?

Tôm là một trong những loại thủy sản nuôi chủ lực của vùng ĐBSCL khi mang về cho đất nước hàng tỉ đô la Mỹ/năm. Tuy nhiên, hiện người nuôi đang đứng trước nguy cơ phá sản, nợ nần bởi dịch bệnh ngày càng lan rộng, tiêu thụ gặp khó, giá bán thấp…

Ngày 18/6, ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh Nam Định cho biết đến thời điểm này Nam Định đã hết dịch tai xanh trên đàn lợn ở địa bàn các xã Yên Khánh, Yên Hồng, Yên Chính và thị trấn Lâm huyện Ý Yên.

UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu UBND TP Cam Ranh phối hợp với các ngành liên quan xử lý dứt điểm sai phạm của Công ty TNHH Song Phong, các cá nhân và tập thể liên quan trong vụ việc người nước ngoài nuôi cá ở vịnh Cam Ranh.