Xuất khẩu cà phê giảm một nửa

Nguyên nhân khiến xuất khẩu cà phê năm nay giảm mạnh là vì thị trường thế giới cung nhiều hơn cầu.
Nhiều quốc gia dự trữ sản lượng cà phê lớn đều giảm lượng dự trữ tung hàng ra khiến giá cà phê trên thế giới càng giảm sâu.
Giá cà phê giảm mạnh, thị trường tiêu thụ khó khăn nên nhiều doanh nghiệp Đồng Nai giảm lượng hàng xuất khẩu, đợi giá tốt lên mới bán ra.
Hiện cà phê của Đồng Nai đã xuất qua được trên 20 nước trên thế giới.
Mặc dù sản lượng cà phê xuất khẩu giảm 50,7%, nhưng kim ngạch vẫn đạt trên 419 triệu USD, bằng gần 77% so với cùng kỳ năm trước.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, thị trường xuất khẩu cà phê từ nay đến hết năm 2015 vẫn chưa có dấu hiệu sáng sủa hơn.
Có thể bạn quan tâm

Đến xã Mường Than vào một ngày đầu tháng 7, qua trò chuyện với lãnh đạo xã chúng tôi được biết, vài năm qua, trên địa bàn xã, việc bắt ong rừng về nuôi lấy mật đang được bà con nơi đây phát triển thành phong trào, mang lại thu nhập đáng kể.

Theo thống kê của Cục Hải quan Lào Cai, đến thời điểm này đã có hơn 12.000 tấn vải quả tươi được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai.

Hiện dừa khô tại tỉnh Bến Tre được thương lái đến tận vườn thu mua chỉ còn ở mức 60.000-65.000 đồng/chục(mua dạng xô, thương lái tự bẻ dừa); còn giá thu mua tại vựa và nhiều nhà máy chế biến dừa cũng chỉ còn ở mức 80.000-95.000 đồng/chục.

Tận dụng diện tích trũng 7.000m2, anh Nguyễn Thành Trung ở ấp Chánh Hưng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) trồng môn (môn nước chấm trắng) để lấy ngó. Mô hình này cho năng suất cao, giá cả ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Từ sự thành công của các hộ trồng rong nho tại phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đang đặt ra nhiều hy vọng về một đối tượng nuôi trồng hải sản.