Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Nhật Bản Giảm Gần 60% Nửa Đầu Năm

Sau khi sụt giảm liên tiếp từ đầu năm, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản trong quý II đã có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt cao nhất là 21,4% trong tháng 5 và tăng 1% trong tháng 6 nên không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm từ những tháng đầu năm.
Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng giá trị XK cá ngừ trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 13,6 triệu USD, giảm gần 57%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm mạnh trong XK cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô (trừ thăn cá ngừ) sang Nhật Bản, giảm gần 76%.
Hiện chỉ có mặt hàng cá ngừ đóng hộp tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Và đây cũng là mặt hàng đang được đẩy mạnh XK sang Nhật Bản trong tháng 5 và tháng 6. Điều này cho thấy chất lượng cá ngừ sau thu hoạch ảnh hưởng rất lớn tới XK các mặt hàng cá ngừ sang thị trường Nhật Bản.
VASEP nhận định: Tính tổng thể XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, việc tỉnh Bình Định hợp tác với Nhật Bản trong việc chuyển giao công nghệ khai thác cá ngừ, và dự án đầu tư thí điểm tàu vỏ composite khai thác cá ngừ đại dương tại một số tỉnh Nam Trung bộ của Việt Nam theo mô hình công ty đánh cá cổ phần của Nhật Bản, sẽ là cơ hội giúp cải thiện hiệu quả nghề khai thác cá ngừ của Việt Nam trong thời gian tới. Dự báo, tình hình XK cá ngừ của Việt Nam trong thời gian tới sang thị trường này sẽ dần được cải thiện.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù đã có hợp đồng mua bán thế nhưng, việc soạn thảo và ký kết giữa hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Vụ mùa năm 2011-2012 và những tháng đầu năm của năm 2013, ở Cà Mau, dịch bệnh tôm chết gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm công nghiệp.

Ngày 16/10/2013, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp thông qua chủ trương vận động phát triển “Ngân hàng bò” tại địa phương. Tham dự và chủ trì cuộc họp có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Văn Dương, Trần Thị Thái và Nguyễn Thanh Hùng.

Nhiều nông dân ở xã Châu Hưng A (huyện Vĩnh Lợi - Bạc Liêu) ăn nên làm ra nhờ mô hình trồng cây bồn bồn kết hợp với nuôi cá nước ngọt. Cây bồn bồn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khá mà còn góp phần đa dạng nguồn rau sạch, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn…

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.