Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Nhật Bản Giảm Gần 60% Nửa Đầu Năm

Sau khi sụt giảm liên tiếp từ đầu năm, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản trong quý II đã có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt cao nhất là 21,4% trong tháng 5 và tăng 1% trong tháng 6 nên không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm từ những tháng đầu năm.
Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng giá trị XK cá ngừ trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 13,6 triệu USD, giảm gần 57%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm mạnh trong XK cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô (trừ thăn cá ngừ) sang Nhật Bản, giảm gần 76%.
Hiện chỉ có mặt hàng cá ngừ đóng hộp tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Và đây cũng là mặt hàng đang được đẩy mạnh XK sang Nhật Bản trong tháng 5 và tháng 6. Điều này cho thấy chất lượng cá ngừ sau thu hoạch ảnh hưởng rất lớn tới XK các mặt hàng cá ngừ sang thị trường Nhật Bản.
VASEP nhận định: Tính tổng thể XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, việc tỉnh Bình Định hợp tác với Nhật Bản trong việc chuyển giao công nghệ khai thác cá ngừ, và dự án đầu tư thí điểm tàu vỏ composite khai thác cá ngừ đại dương tại một số tỉnh Nam Trung bộ của Việt Nam theo mô hình công ty đánh cá cổ phần của Nhật Bản, sẽ là cơ hội giúp cải thiện hiệu quả nghề khai thác cá ngừ của Việt Nam trong thời gian tới. Dự báo, tình hình XK cá ngừ của Việt Nam trong thời gian tới sang thị trường này sẽ dần được cải thiện.
Có thể bạn quan tâm

Tôm hùm nuôi thương phẩm xuất khẩu hiện có giá từ 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, giảm khoảng 600.000 đồng so với năm ngoái. Với giá này, người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ đối với những hộ nuôi cầm cự đến cuối vụ.

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp được coi là cơ sở cho việc chứng minh nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tại BR-VT, việc thực hiện đại trà VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác nguồn lợi từ thế mạnh NTTS.

Với lợi thế có đường bờ biển dài (21km), vùng bãi triều rộng trên 5.500ha, trên 2.900ha rừng ngập mặn, diện tích mặt biển trên 12.000ha cùng nguồn lợi thuỷ, hải sản tự nhiên phong phú, những năm qua, phát triển thuỷ sản tại Đầm Hà (Quảng Ninh) được coi là một trong những mũi nhọn kinh tế, không những đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần giúp cho huyện ven biển này có những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau Lý Văn Thuận cho biết, đến thời điểm này, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 266.500 tấn, trong đó có 86.500 tấn tôm, tương đương so cùng kỳ năm trước.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tôm đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm ước đạt 1,2 tỷ USD, giảm 29,2% so với cùng kỳ. Dự báo tổng xuất khẩu tôm Việt Nam trong 6 tháng cuối năm đạt trên 1,9 tỷ USD, còn cả năm ước đạt 3,2 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.