Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Cá Ngừ Của Việt Nam Sang Mỹ Hồi Phục

Xuất Khẩu Cá Ngừ Của Việt Nam Sang Mỹ Hồi Phục
Ngày đăng: 30/10/2014

9 tháng đầu năm 2014, DN chế biến và XK cá ngừ vẫn phải đối mặt với những khó khăn về nguyên liệu. Sản lượng khai thác cá ngừ của cả nước trong 9 tháng chỉ đạt khoảng 13 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại các thị trường giảm, giá cá ngừ vẫn ở mức thấp hơn so với năm ngoái. Do đó, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tiếp tục giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2013, đạt gần 363 triệu USD.

Năm nay các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam được xuất sang 97 thị trường, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 103 thị trường. Tổng giá trị XK cá ngừ của 10 thị trường chính của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2014 vẫn chiếm hơn 85%, giảm so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung 9 tháng đầu năm XK cá ngừ của Việt Nam sang phần lớn các thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ.

Mỹ: XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã có sự phục hồi trong những tháng gần đây so với cùng kỳ. Tổng giá trị XK trong quý này tăng 12% so với quý 3/2013, đạt hơn 43 triệu USD. Tổng giá trị XK cá ngừ trong 9 tháng đầu của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 128 triệu USD, tuy nhiên vẫn giảm gần 13% do lượng tăng trong quý 3 này không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm hồi đầu năm.

Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường NK lớn nhất cá ngừ của Việt Nam, đặc biệt là thị trường NK đơn lẻ lớn nhất đối với mặt hàng cá ngừ tươi, sống, đông lạnh và đóng hộp.

9 tháng đầu năm 2014, cá ngừ đóng hộp vẫn là sản phẩm XK nhiều nhất của Việt Nam sang đây, thăn cá ngừ đông lạnh mã HS0304 đứng thứ 2. Tuy nhiên, XK cá ngừ đóng hộp XK thăn cá ngừ đông lạnh mã HS0304 của Việt Nam sang thị trường này đang có xu hướng gia tăng, đạt gần 49 triệu USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ. Sự gia tăng này khiến tỷ trọng XK mặt hàng này tăng từ mức 28% hồi năm ngoái lên 38% tổng giá trị trong 9 tháng đầu năm nay.

Trong khi, XK cá ngừ chế biến đóng hộp và cá ngừ tươi, sống và đông lạnh (trừ mã HS0304) của Việt Nam sang Mỹ vẫn tiếp tục giảm hơn 14,6% so với cùng kỳ.

EU: Trái với Mỹ, XK cá ngừ của Việt Nam sang các nước EU giảm so với cùng kỳ. Tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang EU trong quý 3 chỉ đạt hơn 31 triệu USD, giảm hơn 16,8% so với cùng kỳ năm 2013. Sự sụt giảm này đã kéo tổng giá trị XK trong 9 tháng đầu năm nay sang khối thị trường này giảm hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt hơn 100,5 triệu USD.

Thăn cá ngừ đông lạnh vẫn là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị XK các mặt hàng cá ngừ sang thị trường EU của Việt Nam, chiếm gần 60%. Hiện chỉ có thăn cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chế biến khác là có sự tăng trưởng XK sang đây, lần lượt là 4% và 21%. Trong khi, XK cá ngừ đóng hộp, sản phẩm XK nhiều thứ 2 của Việt Nam sang EU, lại đang ngày càng giảm so với cùng kỳ, giảm hơn 17%. XK cá ngừ tươi, sống và đông lạnh mặc dù đã có sự phục hồi trong thời gian gần đây nhưng 9 tháng đầu năm vẫn giảm gần 9% so với cùng kỳ.

Đức, Italia và Hà Lan tiếp tục là 3 thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong khối EU trong quý 3. XK sang 3 thị trường này thời gian gần đây đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ.

Nhật Bản: Sau khi tăng trưởng trở lại trong những tháng  quý 2, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản đầu quý 3 lại giảm so với cùng kỳ. Trong quý 3 Nhật Bản tiếp tục đứng thứ 4 sau ASEAN trong tốp 10 thị trường chính. Tổng giá trị XK trong quý này chỉ đạt hơn 5 triệu USD, giảm 1,7% so với quý 3 năm ngoái. Tổng giá trị XK trong 9 tháng đầu năm đạt gần 18,8 triệu USD, giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến hết tháng 9, XK các mặt hàng cá ngừ của Việt Nam sang Nhật đều giảm, trừ cá ngừ đóng hộp. Trong đó, XK mặt hàng chủ lực là thăn cá ngừ đông lạnh sang đây chỉ đạt hơn 8 triệu USD, giảm hơn 8%. Còn XK cá ngừ tươi, sống và đông lạnh giảm mạnh nhất, giảm gần 75% so với cùng kỳ, chỉ đạt gần 5,9 triệu USD.

Dự báo, do mùa khai thác cá ngừ chính của Việt Nam đã kết thúc, nên sản lượng khai thác sẽ giảm. Từ nay tới cuối năm, các DN sẽ phải tăng cường NK nguyên liệu từ các nước để đáp ứng nhu cầu XK. Dự báo năm 2014, tổng kim ngạch XK cá ngừ đạt 505 triệu USD, giảm khoảng 4% so với năm 2013.

Với thị trường Nhật Bản, do được hỗ trợ nâng cao chất lượng sau thu hoạch, nên XK cá ngừ tươi sang thị trường này sẽ tăng nhẹ. XK sang thị trường Mỹ và EU sẽ phục hồi nhưng chậm do tại các vùng biển đang thực hiện các lệnh cấm về khai thác.


Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng Có Nhà Máy Chế Biến Cà Phê Hiện Đại Nhất Lâm Đồng Có Nhà Máy Chế Biến Cà Phê Hiện Đại Nhất

Vấn đề chất lượng cà phê xuất khẩu không chỉ riêng của Lâm Đồng mà là điểm yếu cố hữu của ngành cà phê Việt Nam. Tỷ lệ cà phê nước ta tham gia đấu thầu ở Sàn Giao dịch Luân Đôn (LIFEE) đạt tiêu chuẩn chỉ dưới 50%. Tổng kết ở 10 cảng châu Âu cho thấy, Việt Nam chiếm tới 88% tổng số cà phê không đạt tiêu chuẩn của cả thế giới, chỉ có 53% cà phê Việt Nam xuất khẩu cho Nestlé đạt tiêu chuẩn. Kraft Foods cũng khuyến cáo điều chỉnh chiến lược mua cà phê Việt Nam

12/07/2012
Kết Luận Của Thủ Tướng Đối Với Nhiều Đề Nghị Của Hội Nông Dân VN Kết Luận Của Thủ Tướng Đối Với Nhiều Đề Nghị Của Hội Nông Dân VN

Tại Thông báo số 129/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc đổi mới chính sách bồi thường cho nông dân khi Nhà nước hoặc doanh nghiệp thu hồi đất, khi thu hồi đất phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội.

14/04/2012
Nấm, Bọ Tấn Công Ca Cao, Dừa Nấm, Bọ Tấn Công Ca Cao, Dừa

Tại Bến Tre, hàng loạt vườn ca cao xen dừa đang bị nấm Phytophthora palmivora và bọ xít muỗi tấn công làm hư trái, chết cây. Nấm bệnh còn lan sang cả vườn dừa gây rụng trái non hàng loạt

21/11/2011
Nuôi Thành Công Cá Lăng Trên Hồ Thủy Điện Sêrêpốk 4 Nuôi Thành Công Cá Lăng Trên Hồ Thủy Điện Sêrêpốk 4

Sau 4 tháng triển khai, Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4 (Đắk Lắk) cho biết đã thực hiện thành công mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ có nguồn gốc tự nhiên tại lòng hồ 300 ha của nhà máy này.

15/12/2011
Đầu Tư Cho Tam Nông: Chưa Hiệu Quả, Thiếu Bền Vững Đầu Tư Cho Tam Nông: Chưa Hiệu Quả, Thiếu Bền Vững

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân sáng 18-4 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đề nghị tăng gấp đôi đầu tư cho lĩnh vực này trong giai đoạn tới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, cần huy động thêm nguồn lực xã hội, không thể chỉ trông chờ ngân sách.

19/04/2012