Xuất Khẩu Cá Ngừ Của Việt Nam Sang Mỹ Hồi Phục

9 tháng đầu năm 2014, DN chế biến và XK cá ngừ vẫn phải đối mặt với những khó khăn về nguyên liệu. Sản lượng khai thác cá ngừ của cả nước trong 9 tháng chỉ đạt khoảng 13 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại các thị trường giảm, giá cá ngừ vẫn ở mức thấp hơn so với năm ngoái. Do đó, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tiếp tục giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2013, đạt gần 363 triệu USD.
Năm nay các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam được xuất sang 97 thị trường, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 103 thị trường. Tổng giá trị XK cá ngừ của 10 thị trường chính của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2014 vẫn chiếm hơn 85%, giảm so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung 9 tháng đầu năm XK cá ngừ của Việt Nam sang phần lớn các thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ.
Mỹ: XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã có sự phục hồi trong những tháng gần đây so với cùng kỳ. Tổng giá trị XK trong quý này tăng 12% so với quý 3/2013, đạt hơn 43 triệu USD. Tổng giá trị XK cá ngừ trong 9 tháng đầu của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 128 triệu USD, tuy nhiên vẫn giảm gần 13% do lượng tăng trong quý 3 này không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm hồi đầu năm.
Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường NK lớn nhất cá ngừ của Việt Nam, đặc biệt là thị trường NK đơn lẻ lớn nhất đối với mặt hàng cá ngừ tươi, sống, đông lạnh và đóng hộp.
9 tháng đầu năm 2014, cá ngừ đóng hộp vẫn là sản phẩm XK nhiều nhất của Việt Nam sang đây, thăn cá ngừ đông lạnh mã HS0304 đứng thứ 2. Tuy nhiên, XK cá ngừ đóng hộp XK thăn cá ngừ đông lạnh mã HS0304 của Việt Nam sang thị trường này đang có xu hướng gia tăng, đạt gần 49 triệu USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ. Sự gia tăng này khiến tỷ trọng XK mặt hàng này tăng từ mức 28% hồi năm ngoái lên 38% tổng giá trị trong 9 tháng đầu năm nay.
Trong khi, XK cá ngừ chế biến đóng hộp và cá ngừ tươi, sống và đông lạnh (trừ mã HS0304) của Việt Nam sang Mỹ vẫn tiếp tục giảm hơn 14,6% so với cùng kỳ.
EU: Trái với Mỹ, XK cá ngừ của Việt Nam sang các nước EU giảm so với cùng kỳ. Tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang EU trong quý 3 chỉ đạt hơn 31 triệu USD, giảm hơn 16,8% so với cùng kỳ năm 2013. Sự sụt giảm này đã kéo tổng giá trị XK trong 9 tháng đầu năm nay sang khối thị trường này giảm hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt hơn 100,5 triệu USD.
Thăn cá ngừ đông lạnh vẫn là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị XK các mặt hàng cá ngừ sang thị trường EU của Việt Nam, chiếm gần 60%. Hiện chỉ có thăn cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chế biến khác là có sự tăng trưởng XK sang đây, lần lượt là 4% và 21%. Trong khi, XK cá ngừ đóng hộp, sản phẩm XK nhiều thứ 2 của Việt Nam sang EU, lại đang ngày càng giảm so với cùng kỳ, giảm hơn 17%. XK cá ngừ tươi, sống và đông lạnh mặc dù đã có sự phục hồi trong thời gian gần đây nhưng 9 tháng đầu năm vẫn giảm gần 9% so với cùng kỳ.
Đức, Italia và Hà Lan tiếp tục là 3 thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong khối EU trong quý 3. XK sang 3 thị trường này thời gian gần đây đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ.
Nhật Bản: Sau khi tăng trưởng trở lại trong những tháng quý 2, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản đầu quý 3 lại giảm so với cùng kỳ. Trong quý 3 Nhật Bản tiếp tục đứng thứ 4 sau ASEAN trong tốp 10 thị trường chính. Tổng giá trị XK trong quý này chỉ đạt hơn 5 triệu USD, giảm 1,7% so với quý 3 năm ngoái. Tổng giá trị XK trong 9 tháng đầu năm đạt gần 18,8 triệu USD, giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết tháng 9, XK các mặt hàng cá ngừ của Việt Nam sang Nhật đều giảm, trừ cá ngừ đóng hộp. Trong đó, XK mặt hàng chủ lực là thăn cá ngừ đông lạnh sang đây chỉ đạt hơn 8 triệu USD, giảm hơn 8%. Còn XK cá ngừ tươi, sống và đông lạnh giảm mạnh nhất, giảm gần 75% so với cùng kỳ, chỉ đạt gần 5,9 triệu USD.
Dự báo, do mùa khai thác cá ngừ chính của Việt Nam đã kết thúc, nên sản lượng khai thác sẽ giảm. Từ nay tới cuối năm, các DN sẽ phải tăng cường NK nguyên liệu từ các nước để đáp ứng nhu cầu XK. Dự báo năm 2014, tổng kim ngạch XK cá ngừ đạt 505 triệu USD, giảm khoảng 4% so với năm 2013.
Với thị trường Nhật Bản, do được hỗ trợ nâng cao chất lượng sau thu hoạch, nên XK cá ngừ tươi sang thị trường này sẽ tăng nhẹ. XK sang thị trường Mỹ và EU sẽ phục hồi nhưng chậm do tại các vùng biển đang thực hiện các lệnh cấm về khai thác.
Có thể bạn quan tâm

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Nguyễn Văn Đồng thông tin: Có thể nói, năm vừa qua là năm khá thành công trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn Hậu Giang. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, trên 3,3%, trong đó cây lúa góp phần rất quan trọng vào thành tựu phát triển chung của tỉnh.

Năm 2014, các hộ NTTS đều chung một niềm vui được mùa lớn. Nhiều mô hình NTTS thành công đã được duy trì ổn định và tiếp tục phát huy tốt ở các loại hình mặt nước, ở các đối tượng nuôi chủ lực, cho năng suất lớn như tôm chân trắng, nuôi ngao, cá bống bớp, cá diêu hồng, cá lóc bông...

Tuy nhiên do đặc điểm sinh học và khả năng sinh sản nhanh của chuột nên thời gian tới vẫn còn nguy cơ rất cao chuột gây hại sản xuất, kho tàng và lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng. Do vậy, việc diệt chuột phải được thực hiện thường xuyên và cần xác định rõ các đợt cao điểm để phát động chiến dịch diệt chuột đồng loạt nhằm đạt hiệu quả cao.

Cho đến nay, trong văn y thế giới chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi và con người ... do cây trồng và sản phẩm biến đổi gene gây ra. Dân Việt xin trích đăng ý kiến của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh về vấn đề này.

Từ lâu nay các xã trên địa bàn huyện Tân Sơn đã biết phát huy lợi thế địa bàn rộng có bãi chăn thả phong phú, nguồn thức ăn dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ở Tân Sơn hầu như hộ nào cũng có nuôi lợn, gà, hoặc trâu, bò. Trong đó nhiều hộ có cả chục con trâu, bò, đàn lợn lên tới vài chục con, vịt gà xúc xỉu.