Xuất khẩu 11,4 tỷ USD nông sản trong 5 tháng

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 5,62 tỷ USD, giảm 7,4%; đặc biệt giảm rất mạnh ở các mặt hàng như gạo (14,6%) và cà phê (38%).
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,41 tỷ USD, giảm 17%, và giảm rất mạnh ở thị trường lớn nhất là Mỹ (30,13%).
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 2,69 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng 5, giá lúa, gạo trong nước giảm nhẹ do nhu cầu xuất khẩu yếu.
Giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm trong bối cảnh nông dân trồng cà phê Việt Nam vẫn có xu hướng giữ hàng không bán ra vì mức giá hiện chưa đạt như kỳ vọng.
Giá cao su trong nước tháng 5 diễn biến giảm trong bối cảnh thị trường cao su thế giới chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Giá các loại rau, củ Đà Lạt tăng đáng kể do sản lượng rau giảm ảnh hưởng bởi nhiều cơn mưa đá, gió lốc và mưa lũ nhiều tuần qua.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, trong 5 tháng, nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản ước khoảng 9,25 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 7,13 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát tại cuộc họp Chính phủ ngày 27/5, những tháng đầu năm xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khá khó khăn do xuất hiện những vấn đề mang tính chất “tình huống”.
Điển hình nhất trong sản xuất, lần đầu tiên trong 20 năm qua xuất hiện tình trạng khô hạn kéo dài như hiện nay, vụ xuân cũng hiếm có trong lịch sử với tình trạng “xuân ấm”… khiến sản xuất khá vất vả vì đi chệch quỹ đạo thời tiết bao nhiêu năm nay.
Cùng với đó, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do phong trào “tự dung, tự cấp” lương thực ở nhiều quốc gia, thậm chí nhiều quốc gia chỉ chuyên nhập, giờ cũng tham gia vào thị trường xuất. Chính sách tỷ giá, chính sách bảo hộ… của nhiều quốc gia cũng khiến tình hình xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam khó khăn hơn.
Tuy vậy, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá, nhìn tổng quát thì nông nghiệp vẫn phát triển ổn định và chuyển dịch theo đúng tinh thần tái cơ cấu ngành.
Có thể bạn quan tâm

Để bảo tồn và phát triển giống gà Tiên Yên theo quy mô lớn, UBND huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đang triển khai xây dựng mô hình HTX chăn nuôi và tiêu thụ gà Tiên Yên.

Huyện Gio Linh (Quảng Trị) có tổng diện tích đất nông nghiệp là 38.207,38 ha, trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 14.866,44 ha và đất lâm nghiệp 22.838,33 ha.

Chăn nuôi gà vốn là một nghề truyền thống của người dân xã Quảng La (Hoành Bồ - Quảng Ninh). Những năm gần đây, được chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật, nhiều gia đình trong xã đã chủ động mở rộng quy môi nuôi thả gà theo hướng hàng hóa

Sản xuất nông nghiệp nói chung, cây cà phê nói riêng ở Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp khiến nông sản mất mùa, đẩy người nông dân vào tình thế khó khăn

Những ngày đầu tháng 9, đi qua các vùng quê của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, đặc biệt các xã trung du, gò đồi, chúng tôi đều thấy màu xanh bạt ngàn của cây sắn.