Xuất hiện tôm chết do dịch bệnh tại Tiên Yên (Quảng Ninh)

Cụ thể, tại khu nuôi tôm công nghiệp của gia đình ông Lưu Đức Chiến có tôm thẻ chân trắng chết trên diện tích 3,2 ha của 8 ao, số lượng con giống 250 vạn, tôm thả được 30 ngày.
Theo kết quả xét nghiệm số 2964/TYV2 ngày 30-5 của Cơ quan thú y vùng 2, thì mẫu tôm thẻ chân trắng và mẫu bùn trong ao của nhà ông Chiến dương tính với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang gen gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Phòng NN&PTNT huyện Tiên Yên đã phối hợp với UBND xã Hải Lạng cấp 200kg Chlorine trực tiếp xử lý các ao có tôm chết, đến thời điểm này đã xử lý xong các ao nuôi. Hiện hộ nhà ông Chiến vẫn còn 5 ao nuôi tôm chưa xuất hiện hiện tượng tôm chết. Chi cục Thú y đã tiếp tục thu mẫu bùn, mẫu nước và mẫu tôm của các ao nuôi nhà ông Chiến theo chương trình giám sát để theo dõi, kiểm tra tình hình.
Với 4 hộ nuôi tôm quảng canh, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, có diện tích tôm chết là 9,2 ha với số lượng giống thả là 44 vạn tôm giống, thời gian thả từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. UBND xã Hải Lạng và phòng NN&PTNT huyện Tiên Yên đã cấp hóa chất Chlorine cho các hộ nuôi này theo định mức 50kg/1ha để các hộ tự xử lý môi trường ao nuôi. Quá trình xử lý có sự giám sát của cán bộ xã.
Qua nhận định ban đầu thì tôm chết tại các hộ quảng canh một phần là do thời tiết khắc nhiệt, nắng nóng kéo dài trong khi mực nước ao thấp, các hộ không chủ động được việc cấp nước. Chi cục Thú y đề nghị địa phương cần chủ động quyết liệt hơn nữa xử lý triệt để các ao nuôi có tôm bị nhiễm bệnh để tránh lây lan ra các vùng nuôi khác.
Có thể bạn quan tâm

Kết quả, sau 100 ngày nuôi, cả 10 con bò trong MH đều phát triển tốt, tăng trọng bình quân 97,3kg/con; thu lãi gần 2 triệu đồng/con. Bà con rất phấn khởi vì đã nắm bắt được kỹ thuật nuôi bò nói chung, kỹ thuật thâm canh vỗ béo bò thịt nói riêng, để tiếp tục phát triển chăn nuôi góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hiện, việc thị trường thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi các doanh nghiệp này chiếm phần lớn thị phần và có khả năng điều khiển thị trường, có thể gây tổng thiệt hại xã hội hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm theo tính toán.

Hàng loạt thông tin về sản phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khiến người tiêu dùng luôn lo lắng, muốn tìm kiếm sản phẩm sạch. Nhưng nghịch lý trên thị trường là sản phẩm VietGAP (sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) sản lượng ít, nhu cầu cao, nhưng lại khó tiêu thụ...

Chợ trâu Cán Cấu (Si Ma Cai - Lào Cai) từ lâu đã là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc. Có người còn gọi vui đây là “sàn giao dịch” trâu, bởi mỗi phiên chợ có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần (Hà Giang) tụ hội về đây. Đến thăm phiên chợ độc đáo này, chúng tôi “mắt thấy, tai nghe” nhiều mẩu chuyện vui.

Năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh… là những hạn chế của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay. Nếu không khắc phục những tồn tại này, ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Trong đó, dự kiến, thuế suất nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu bằng 0%.